Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc dập dịch tai xanh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/3/2012 | 8:19:53 AM

YBĐT - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trong cuộc họp bàn giải pháp dập dịch lợn tai xanh được tổ chức chiều 29/3.

Chính quyền địa phương cần tuyên truyền cảnh báo người dân thật tốt về các hình thức phát sinh bệnh tai xanh.
Chính quyền địa phương cần tuyên truyền cảnh báo người dân thật tốt về các hình thức phát sinh bệnh tai xanh.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 14 giờ ngày 29/3/2012, dịch tai xanh đã xảy ra tại 45 thôn, 11 xã, phường của huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ; trong đó: huyện Văn Chấn có 4 xã là Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Thanh Lương và thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ; thị xã Nghĩa Lộ có 7 xã, phường là Tân An, Pú Trạng, Trung Tâm, Cầu Thia, Nghĩa An, Nghĩa Lợi và Nghĩa Phúc với tổng số lợn bị mắc bệnh là 2.739 con, trong đó 654 con đã chết.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tại vùng Mường Lò thành lập ngay 4 chốt kiểm dịch động vật là: Đồng Khê, Bản Dõng  của huyện Văn Chấn và chốt kiểm dịch Km15 xã Trạm Tấu (huyện Trạm Tấu), đường An Lương- Mỏ Vàng để khống chế dịch; mỗi chốt có đủ 9 thành viên, gồm: 1 cán bộ nông nghiệp, 1 công an, 1 bác sỹ thú y, 1 cán bộ quản lý thị trường còn lại là cán bộ địa phương, yêu cầu trực 24/24 giờ, phun thuốc tiêu trùng khử độc toàn bộ các xe đi qua, nghiêm cấm toàn bộ gia súc vào ra địa bàn.

Đối với những xã vùng dịch, yêu cầu thành lập chốt kiểm dịch xã, huy động toàn bộ hệ thống chính trị cùng vào cuộc cùng dập dịch tai xanh.

Những hộ có gia súc chết, gia súc yếu phải tiêu hủy ngay, nơi chôn phải cách xa nguồn nước tránh lây nhiễm, trước khi chôn phải rắc vôi bột, hố chôn gia súc sâu tránh tình trạng người dân tiếc của lại đào lên.

Đối với những gia súc khoẻ mạnh phải có biện pháp cách ly với những con mắc bệnh, chuồng trại phải dọn sạch sẽ, chất thải phải chôn xuống đất và phun tiêu độc khử trùng, đồng thời tiêm vắcxin tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng đối với những gia súc còn lại. Những hộ có gia súc bị tiêu huỷ tỉnh sẽ hỗ trợ 22.000đồng/kg hơi.

Đối với những vùng có nguy cơ cao như xã Phình Hồ, Túc Đán, Pá Lau, Pá Hu của huyện Trạm Tấu; Hồng Ca, Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Việt Hồng của huyện Trấn Yên; Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng của huyện Văn Yên; Nậm Có, Khau Phạ, Nậm Khắt của huyện Mù Cang Chải yêu cầu các xã thành lập chốt kiểm dịch, toàn bộ gia súc đều được phun tiêu độc khử trùng và tiêm vắcxin phòng chống dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn.

Chính quyền địa phương cần tuyên truyền cảnh báo người dân thật tốt về các hình thức phát sinh bệnh tai xanh, sự nguy hiểm khi ăn thịt lợn mắc bệnh, tuyên truyền trách nhiệm của người dân đối với công tác phòng chống dịch, đồng thời cũng yêu cầu người dân không được mang thịt lợn từ nơi này qua nơi khác, tránh lây lan dịch bệnh.

Quang Thiều

Các tin khác
Cán bộ Trạm Thú y phun thuốc tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi

YBĐT - Tính đến thời điểm này, ở tất cả 7/7 xã, phường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã xuất hiện dịch bệnh tai xanh. Gần 500 con lợn của 138 hộ dân ở 30 thôn bản đã bị mắc bệnh.

Công nhân Việt Nam và Ấn Độ tham gia sản xuất tại nhà máy xẻ đá ốp lát tấm nhỏ Công ty đá Cẩm Thạch R.K Việt Nam.

YBĐT - Công ty TNHH đá Cẩm Thạch R.K Việt Nam là doanh nghiệp FDI có 100% vốn Ấn Độ sản xuất, kinh doanh hiệu quả tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên.

YBĐT - Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái), tuy nhiên không phải là không có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mà cái chính là người dân thiếu vốn, thiếu kiến thức, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Vào lúc 16 giờ 45 phút ngày 28-3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với các nhà thầu, đơn vị thi công đã đưa tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 chính thức hòa lưới điện quốc gia sau gần 20 ngày chạy không tải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục