Lời giải cho phát triển giao thông nông thôn ở Văn Chấn

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/7/2012 | 3:03:59 PM

YBĐT - Văn Chấn có 755 km đường xã, thôn, bản, trong đó đã cứng hóa được 265 km đạt 35,1%, cao gấp 2 lần mức bình quân của tỉnh. Có được kết quả đó là nỗ lực lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Chấn trong nhiều năm qua.

Nhiều hộ dân tham gia đóng góp ngày công lao động kiên cố đường giao thông nông thôn ở Văn Chấn. (Ảnh: Huy Văn)
Nhiều hộ dân tham gia đóng góp ngày công lao động kiên cố đường giao thông nông thôn ở Văn Chấn. (Ảnh: Huy Văn)

Ông Trần Hữu Sính - Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Văn Chấn là người đã gắn bó nhiều năm với công tác phát triển giao thông nông thôn (GTNT). Điều ông tâm đắc nhất khi trao đổi với chúng tôi về kinh nghiệm làm đường giao thông chính là ở công tác tuyên truyền, vận động.

Nổi bật nhất trong phong trào phát triển GTNT của Văn Chấn những năm qua là thị trấn Nông trường (TTNT) Trần Phú. Ông Đỗ Anh Thiện - Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: “Đường chính qua thị trấn dài 15 km đã được rải nhựa, còn lại 20 km đường thôn, bản thị trấn đã bê tông hóa được 3 km, còn lại được rải cấp phối. Trong điều kiện nguồn lực cho bê tông hóa mặt đường không nhiều, thị trấn đã chủ chương vận động nhân dân tự mở đường và rải cấp phối. Hiện nay hầu hết đường thôn đã được rải cấp phối, ô tô ngày mưa vẫn có thể vào tận thôn. Người dân giờ bán cam không phải ra chợ nữa mà đã có ô tô của thương lái vào đến tận chân đồi để mua”.

TTNT Trần Phú là địa phương có vùng cam hàng hóa lớn, nhiều năm nay là cây chủ lực xóa đói giảm nghèo. Do vậy, trong công tác tuyên truyền, TTNT Trần Phú đã phát huy tối đa vai trò của các trưởng thôn, bản, vận động người dân mở đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp như cam, chè, gia súc, gia cầm, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Qua đó, nhận thức của người dân được nâng lên, nhiều hộ dân ở thôn 7, thôn 8, thôn 15 mặc dù không có nhà ở đó nhưng vẫn vui vẻ đóng góp để có đường vào khu vực canh tác của mình.

Công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện trong nhiều năm chính là tiền đề quan trọng để năm 2011 TTNT Trần Phú làm được 8,5 km đường cấp phối và 6 tháng đầu năm 2012 làm được 7 km. Ngoài TTNT Trần Phú, nhiều xã của Văn Chấn cũng đang có phong trào làm đường GTNT rất mạnh như xã Thượng Bằng La, xã Phúc Sơn.

 Ông Hà Đình Giang - Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La cho biết: “Toàn xã có 26 km đường thôn, bản, tuy mới bê tông được 2,5 km nhưng số còn lại hầu hết đã được rải cấp phối, đủ điều kiện để bê tông hóa khi có nguồn đầu tư”.

 Để có được kết quả đó, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức đo đạc, điều chỉnh quy hoạch các tuyến phù hợp với quy hoạch nông thôn mới. Với quyết tâm cao và sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, đến hết tháng 5 xã đã hoàn thành 17 km đường cấp phối.

Theo Đề án phát triển GTNT của tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh sẽ kiên cố hóa 400km, với tổng nguồn vốn 440 tỷ đồng. Nếu chia bình quân cho 9 huyện thị, thành phố thì mỗi địa phương chỉ được chưa đầy 50 km. Đối với Văn Chấn, 50 km này thực hiện trong 4 năm thì mỗi năm được 12,2 km, chia cho 31 xã, thị trấn thì mỗi năm một xã chỉ có được kinh phí bê tông hóa khoảng 387m đường.

Với tiến độ đó thì không biết đến bao giờ Văn Chấn mới có thể hoàn thành cứng hóa 490 km đường xã, thôn, bản còn lại. Bởi vậy, trong điều kiện nguồn lực cho phát triển GTNT đang rất khó khăn, huyện Văn Chấn đã định hướng cho các xã, thị trấn xây dựng nền móng của các tuyến đường đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa cấp bách của người dân, phù hợp với tiêu chí của nông thôn mới.

Đây là một chủ trương đúng để khi có nguồn lực thì nhanh chóng bê tông hóa một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, Văn Chấn kêu gọi các nguồn lực khác của các tổ chức phi chính phủ, sự đóng góp của doanh nghiệp, cán bộ, nhân dân trong toàn huyện để đẩy nhanh tiến độ làm đường GTNT.

Anh Dũng

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục