Cứu lấy nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/8/2012 | 9:25:30 AM

YBĐT - Tháng 7, mùa mưa lũ về là thời điểm sinh sôi của các loài tôm, cá và cũng là lúc việc đánh bắt thủy sản tự nhiên sôi động nhất. Trước đây, vùng hồ Thác Bà luôn sôi động với cảnh các ngư dân đánh bắt thủy sản chiều chiều dong thuyền ra hồ, sáng hôm sau trở về đầy ắp cá, tôm, nhiều con cá nặng 15-20 kg, còn loại 3-5 kg thì đếm không xuể.

Tôm tươi đánh bắt trên hồ Thác Bà.
(Ảnh: Thanh Miền)
Tôm tươi đánh bắt trên hồ Thác Bà. (Ảnh: Thanh Miền)

Thế nhưng hôm nay các ngư dân đi tìm luồng, thức trắng đêm cũng chỉ được vài ba cân tép dầu, cá thiểu, tôm tép nhỏ. Nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà đang dần cạn kiệt bởi cách đánh bắt hủy diệt của chính họ.

Hồ Thác Bà là hồ nhân tạo lớn nhất nhì khu vực phía Bắc với diện tích trên 19 ngàn ha mặt nước, kéo dài từ Lào Cai về phía đông tỉnh Yên Bái. Hồ không chỉ có nhiệm vụ tích nước phát điện mà còn có nhiệm vụ phân lũ vùng hạ lưu, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt cho nhân dân và nuôi trồng thủy sản. Từ năm 69-70 của thế kỷ trước, khi hồ được đắp nên đã tạo một vùng nước mênh mông cho phát triển thủy sản.

Sau vài năm, việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên hồ đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là Yên Bái). Sản lượng khai thác thủy sản đạt hàng chục ngàn tấn mỗi năm, chẳng thế mà còn có cả một đội khai thác cá thuộc Quốc doanh khai thác và đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, do quản lý lỏng lẻo và sự khai thác, đánh bắt “huỷ diệt” của người dân đã làm cho nguồn lợi thủy sản ngày một cạn kiệt.

Cùng buổi tuần tra theo chân Đội kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản -Kiểm ngư trên hồ Thác Bà mới thấy hết được khó khăn trong công tác quản lý, khai thác nguồn lợi thủy sản.

Anh Đỗ Huy Liệu - người đã từng gắn bó với nghề cá và nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà hơn 30 năm, mắt nhìn xa xăm ra mặt hồ mênh mông, giọng như nghẹn lại: Vào những năm 87-90 của thế kỷ trước, thủy sản trên hồ phong phú và đa dạng biết nhường nào, sản lượng cũng nhiều vô kể, thủy sản đánh bắt hàng năm không chỉ đủ cung cấp cho người dân trong tỉnh mà cá tôm còn đem sang Tuyên Quang, Phú Thọ, thậm chí về cả Hà Nội.

Những năm đầu mới được xây dựng, lượng phù du và các vi sinh vật phong phú nên cá, tôm phát triển rất mạnh, bên cạnh đó là sự đầu tư quản lý chặt chẽ của Nhà nước cùng với ý thức của người dân trong khai thác, đánh bắt tuân thủ theo các quy trình nghiêm ngặt nên cá, tôm trong hồ dồi dào, phong phú. Có những mẻ lưới của đội cá Quốc doanh Thủy sản kéo lên được 30-35 tấn cá với đầy đủ các loại, các loài, giờ chỉ còn trong ký ức.

Nếu như trước đây mỗi năm sản lượng cá đánh bắt thủy sản trên hồ được trên 10 ngàn tấn thì hôm nay dường như đó chỉ còn là kỷ niệm đẹp bởi ý thức trong đánh bắt, khai thác của người dân. Có nhiều cách đánh bắt “hủy diệt”, lưới nhỏ, lưới to đã đành, người ta còn dùng cả mìn, cả kích điện, vó bè để đánh bắt thì làm cá, tôm nào còn”.

Những ký ức đẹp đó không chỉ còn trong tâm trí của của anh Liệu mà có lẽ của bất cứ người dân Yên Bái nào. Những năm tháng đó vẫn chưa quên. Những con cá mè, cá măng, cá trắm nặng 20-30 kg là chuyện thường, những chú thiểu gù, trôi béo ngậy khi rán không cần cho mỡ không là chuyện lạ, đâu đâu cũng có cá, tôm hồ Thác. Thế nhưng hôm nay đi khắp các chợ ở trong tỉnh, thậm chí lênh đênh trên hồ Thác cũng khó mà tìm được những con chép, con trôi vài ba ki lô gam - anh Liệu cho biết thêm.

 

Chỉ với 1000 m2 lưới trước đây mỗi tối gia đình anh Triệu văn Lương đánh bắt 20 - 30 kg tôm cá, nay chỉ được 3-4 kg. (Ảnh: Hùng Cường)

Nguyên nhân chính là do công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, đánh bắt và bổ sung nguồn lợi thủy sản ngày một hạn chế. Mặc dù hàng năm tỉnh vẫn đầu tư bổ sung nguồn lợi thủy sản cho hồ nhưng công tác quản lý, đánh bắt không được kiểm soát chặt chẽ, người dân, nhất là nhân dân ven hồ đánh bắt một cách vô tội vạ.

Trước đây đánh bắt bằng lưới, bằng câu, dần dần cá, tôm ngày một ít đi, đánh bắt khó hơn người ta dùng mìn để đánh, rồi dùng cả máy xung điện, vó bè để bắt, cá lớn, cá nhỏ bắt hết. Mặc dù Luật Thủy sản đã có hiệu lực từ năm 2004 và tỉnh cũng giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ cho Chi cục Thủy sản và hai huyện Yên Bình, Lục Yên cùng UBND các xã ven hồ quản lý nhưng mặt hồ thì rộng lớn, nguồn nhân lực, phương tiện tuần tra kiểm soát có hạn không thể quản lý một cách hiệu quả.

Tuy chưa có một thống kê chính xác nào nhưng theo ước tính của các nhà chuyên môn thì sản lượng khai thác giờ chỉ đạt hơn ngàn tấn đủ để thấy nguồn lợi thủy sản đã cạn kiệt đến mức nào. Với 3 ngàn rọ, thế mà mỗi đêm chỉ có bắt được chưa đầy 6 kg tôm, đấy là còn là ở đầu nguồn. Trước đây à? Chỉ cần 1 ngàn rọ thôi, ít nhất mỗi tối cũng bắt được 20-25 kg tôm mà toàn loại to, 80-90 con là được kg.

“Không chỉ có vậy mà đánh bắt quanh năm ngày tháng, không kể mùa vụ, nhưng giờ đây cả năm chỉ đánh bắt được trong 4 tháng mùa lũ thôi” - anh Triệu Văn Lương, thôn Ngần, xã Bảo Ái chuyên nghề đánh bắt tôm trên bãi cá đẻ Đồng Lạc đã gần 20 năm nay tâm sự.

 

Đội tuần tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản kiểm tra các tàu đánh bắt cá trên hồ.

Giống như anh Lương, anh Lý Văn Vụ và mấy người bà con cùng chung vốn sắm thuyền mua lưới đánh bắt cá và được Chi cục Thủy sản cấp giấy chứng nhận khai thác nghề cá trên hồ đều có chung bức xúc: “Vì cái lợi trước mắt mà người ta làm ăn vi phạm pháp luật, biết làm ăn chân chính như mình sẽ không bằng người ta đâu, nhưng vì mình và gia đình đã gắn bó với hồ, với sông nước hơn 30 năm nay rồi, đã có duyên với hồ, với cá, tôm nơi đây nên lương tâm mình không cho phép làm vậy. Mình đã không phải đầu tư thả cá, chỉ việc đánh bắt thôi vậy mà họ đâu có đánh bắt thông thường, họ dùng lưới mắt nhỏ, dùng mìn, dùng xung điện thì cá nào sống được? Tưởng thế đã ghê rồi vậy mà trong vòng 5 năm trở lại đây họ còn làm các vó bè (dùng lưới mắt nhỏ thả chìm xuống nước, bốn góc lưới buộc vào cọc, đêm đến dùng bóng điện công suất lớn đốt sáng ở giữa - P.V). Với kiểu đánh bắt này cá lớn thì không được nhiều nhưng các loại cá nhỏ thì chết hết. Buổi tối, trên các vùng hồ như thành phố đầy sao, có lẽ có cả ngàn vó bè, riêng xã Phúc Ninh có trên 100 vó bè như vậy thì làm gì có cá nào sinh sản kịp! Cứ chiều chiều hàng “tập đoàn” thuyền nan với hai ba bình ắc quy và một bộ kích điện là họ phóng ra hồ”.

Quả thật, chưa có ai thống kê và cũng chẳng có ai kiểm soát được trên hồ Thác Bà có bao nhiêu người hoạt động đánh bắt thủy sản và có bao nhiêu vó bè. Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ, huyện Lục Yên, huyện Yên Bình, Chi cục Thủy sản và UBND các xã ven hồ đã vận động, cưỡng chế tháo dỡ trên 400 vó bè. Bên cạnh đó là việc vận động nhân dân các xã ký cam kết không sử dụng chất kích nổ, kích điện, vó lưới mắt nhỏ kết hợp với ánh sáng đèn và các hình thức khai thác hủy diệt khác để đánh bắt thủy sản; giao cho UBND các xã được giao quản lý mặt nước đến từng hộ dân tuyên truyền vận động nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, song ông Hoàng Ngọc Đại - Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: “Việc sử dụng lưới mắt nhỏ, kết hợp với ánh sáng điện là hình thức đánh bắt mang tính hủy diệt nhất, chúng ta phải cương quyết loại bỏ. Tuy nhiên, do do vùng hồ rộng lớn với trên 23 ngàn ha diện tích, trong đó diện tích mặt nước là 19.505 ha, trải dài 80 km từ thượng nguồn huyện Lục Yên đổ về huyện Yên Bình nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm Chi cục đều xây dựng kế hoạch tuần tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản đấy nhưng phương tiện thiếu, nhân lực cũng thiếu dẫn đến không làm tốt nhiệm vụ của mình được, dẫu anh em rất tâm huyết với nghề. Để quản lý tốt nguồn lợi thủy sản, trước tiên phải là ý thức của các ngư dân, sau đó là sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền cơ sở”.

Rõ ràng, ý thức của các ngư dân là yếu tố quan trọng nhất trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Mặc dù hàng năm tỉnh đã trích tiền ngân sách tổ chức thả bổ sung nguồn lợi thủy sản nhưng chỉ như “muối bỏ bể”, thậm chí vừa thả cá xong người dân lại đánh bắt ngay sau đó. Vì vậy, việc làm cần thiết hiện nay là cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nhận thức rõ việc sử dụng lưới mắt nhỏ, xung điện, vó bè, hoá chất để đánh bắt là tận diệt nguồn lợi thủy sản và như thế cũng có nghĩa là tận diệt nguồn sống của chính các ngư dân.

Các địa phương và các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên hồ, nhất là vào mùa lũ lụt và mùa cá sinh sản. Song song với đó là tổ chức giao mặt nước cho các xã, các ngư dân tự quản lý và đánh bắt theo cấp phép của Chi cục Thủy sản. Tự ngư dân kiểm soát ngư dân và bảo tồn nguồn lợi thủy sản là hiệu quả nhất, đừng vì lợi trước mắt mà tận diệt nguồn sống của chính mình!

Thanh Phúc

Các tin khác
Diện tích đất dành cho phát triển giống cây nông nghiệp được miễn thủy lợi phí. (Ảnh ruộng nước ở Trạm Tấu, Yên Bái)

Diện tích đất dành cho phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, vật nuôi và giống thủy sản; đất mà các hộ gia đình, cá nhân nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã nông trường, lâm trường sẽ được miễn thủy lợi phí.

Tháng 7/2012, điện thương phẩm của EVN ước đạt 9,188 tỷ kWh.

7 tháng đầu năm, EVN mua 36,78 tỷ kWh điện ngoài hệ thống, chiếm 56,1% tổng sản lượng, trong đó mua từ Trung Quốc 1,571 tỷ kWh.

SHB sẽ tổ chức họp báo để thông tin cụ thể về vụ sáp nhập này.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có Quyết định số 1559 chính thức chấp thuận việc sáp nhập Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB).

Sáng 7-8, ông Thái Văn Truyền, Phó Trưởng ga Sài Gòn cho biết, để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách trong dịp lễ Quốc Khánh 2-9, ngoài các đôi tàu khách chạy thường xuyên hàng ngày, Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn tổ chức chạy thêm các đoàn tàu từ Sài Gòn đến Nha Trang và ngược lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục