Đồng thuận bảo vệ rừng bền vững

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/8/2012 | 3:04:51 PM

YBĐT - Việc đóng phí DVMTR vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp nhưng nó cũng thể hiện sự chia sẻ, trách nhiệm cùng toàn dân BV&PTR bền vững.

Cán bộ Quỹ FPDF thương thảo ký hợp đồng ủy thác chi trả Quỹ Bảo vệ môi trường rừng với công ty TNHH Thanh Bình.
Cán bộ Quỹ FPDF thương thảo ký hợp đồng ủy thác chi trả Quỹ Bảo vệ môi trường rừng với công ty TNHH Thanh Bình.

“Sự đồng thuận và thống nhất cao của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điện và nước sạch trên địa bàn tỉnh Yên Bái khi thực hiện thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cũng là góp phần bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) bền vững”, ông Kiều Tư Giang - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển lâm nghiệp tỉnh phấn khởi cho biết.

Mặc dù Quỹ BV&PTR tỉnh Yên Bái (FPDF) mới được thành lập, song với sự nỗ lực của mình và luôn nhận được sự đồng thuận cao của các doanh nghiệp, chủ rừng nên việc tiến hành ký hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR đối với các đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng phải chi trả khá thuận lợi.

Theo kết quả rà soát, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 28 nhà máy thủy điện (chưa tính Nhà máy thủy điện Thác Bà và Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, đây là 2 nhà máy do Quỹ BV&PTR Việt Nam xác định phân bổ) đang hoạt động, đang xây dựng và có dự án đã được chấp thuận, cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong đó có 5 nhà máy đã phát điện là: thủy điện Hưng Khánh, Nậm Đông III, Nậm Tục II, Mường Kim, Ngòi Hút I, các nhà máy này đã sản xuất được 131,2 triệu KWh điện thương phẩm.

Trong năm 2012, dự kiến sẽ có 3 nhà máy đi vào hoạt động với sản lượng điện thương phẩm đạt khoảng 260 triệu KWh. Từ năm 2013-2015, sẽ có thêm 9 nhà máy đi vào sản xuất.

Bên cạnh đó, tỉnh đã hoàn thành điều tra, phân loại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nước sạch với tổng công suất thiết kế 3,2 triệu m3. Để triển khai thu Quỹ DVMTR hiệu quả, hiện nay Quỹ FPDF đã tiến hành thương thảo với hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất điện và nước sạch trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, Quỹ FPDF vừa tiến hành ký ủy thác chi trả tiền DVMTR đối với Công ty TNHH Hòa Bình có Nhà máy thủy điện Nậm Tục 2 và Công ty TNHH Thanh Bình có Nhà máy thủy điện Hưng Khánh.

Thời gian thực hiện đóng phí và chi trả từ 1/1/2011, mức chi trả và cách xác định chi trả theo quy định tại điều 11 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP (mỗi KWh điện thương phẩm phải đóng 20 đồng tiền DVMTR). Tiền phí DVMTR là để BV&PTR nhằm bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện. Số tiền thu được sẽ chi trả trực tiếp cho tập thể, doanh nghiệp, cá nhân làm công tác quản lý, BV&PTR trong lưu vực.

Tổng diện tích rừng cung ứng DVMTR cho Nhà máy thủy điện Nậm Tục II thuộc hệ thống lưu vực sông Hồng nằm trên địa bàn xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn và xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu là trên 7 ngàn ha với trên 800 hộ, nhóm hộ quản lý, bảo vệ.

Thủy điện Hưng Khánh là nhà máy thủy điện hòa vào lưới điện quốc gia ở Yên Bái từ năm 2007, tổng giá trị đầu tư trên 8,5 tỷ đồng, mỗi năm sản xuất 2 triệu KWh điện. Nhà máy nằm trên địa bàn xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên có tổng diện tích rừng cung ứng DVMTR 700 ha do hộ gia đình và tổ chức, doanh nghiệp quản lý, bảo vệ, chủ yếu là rừng trồng.

Nhà máy có công suất thiết kế không lớn nhưng khi nói về việc đóng phí DVMTR ông Bùi Thanh Dân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Thanh Bình nói: Việc đóng phí sẽ làm doanh nghiệp phải nỗ lực hơn trong sản xuất, kinh doanh, chúng tôi luôn sẵn sàng thực hiện tốt theo quy định của Nhà nước.

Việc BV&PTR là một vấn đề quan trọng trong bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tốt hiệu quả của rừng trong việc giữ nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, sản xuất điện của các nhà máy thủy điện và sử dụng nước sạch trong sinh hoạt đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng và hiệu quả rừng thông qua công tác BV&PTR. Để làm được việc này rất cần sự vào cuộc của các tổ chức, cá nhân và huy động mọi nguồn lực đầu tư, nhất là các nhà máy thủy điện, công ty, doanh nghiệp sử dụng nguồn nước tự nhiên thông qua đóng phí DVMTR - ông Dân cho biết thêm.

Việc đóng phí DVMTR vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp nhưng nó cũng thể hiện sự chia sẻ, trách nhiệm cùng toàn dân BV&PTR bền vững.

Thanh Phúc

Các tin khác
Ngân hàng Nhà nước đã có điều chỉnh trong chính sách tín dụng với giới hạn cao hơn.

Ngân hàng Nhà nước bắt đầu giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mới cho các ngân hàng thương mại, sau việc phân nhóm hồi đầu năm.

Bộ Tài chính chấn chỉnh các điều hành của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối.

Tất cả các doanh nghiệp đầu mối khi tính giá cơ sở làm căn cứ để điều hành giá bán xăng dầu trong nước, phải thống nhất cách tính theo chu kỳ bình quân 30 ngày của giá xăng dầu thế giới và việc kiến nghị điều chỉnh cũng phải vào nguyên tắc trên.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Việt Nam đã thống nhất một chiến lược đối tác quốc gia (CPS) trong bốn năm tới tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng hài hòa, nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường bền vững.

Người dân đang chủ động phun thuốc để phòng trừ sâu bệnh.

YBĐT - Hiện nay, toàn huyện Văn Chấn đã có trên 1.200 ha lúa bị nhiễm rầy nâu và rầy lưng trắng. Trên diện tích lúa mùa ở vùng cánh đồng Mường Lò, rầy lứa 5 đang gây hại mạnh. Diện tích lúa bị nhiễm rầy nặng và nhiều tập trung ở các xã: Sơn A, Hạnh Sơn, Thanh Lương, Phù Nham…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục