Yên Bái ưu tiên giao đất, rừng cho dân

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/8/2012 | 10:09:10 AM

YBĐT - Theo thống kê, hết năm 2011 toàn tỉnh Yên Bái có trên 487 ngàn ha đất lâm nghiệp, trong đó có trên 413 ngàn ha rừng (231.554 ha rừng tự nhiên, 191 ngàn ha rừng trồng, nâng độ che phủ lên gần 60%).

Lãnh đạo huyện Văn Chấn kiểm tra thực địa để giao đất giao rừng cho người dân.
Lãnh đạo huyện Văn Chấn kiểm tra thực địa để giao đất giao rừng cho người dân.

Với gần 80% dân số sống ở nông thôn, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp là chính, do đó người dân rất cần tư liệu sản xuất nhất là đất rừng và rừng. Giao và cho thuê rừng, đất rừng cũng là nhằm giải quyết nhu cầu đất cho người dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, các xã vùng sâu, vùng xa.

Được giao đất, giao rừng người dân yên tâm sản xuất lâu dài không chỉ góp phần xoá đói, giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn mà chính người dân là những nhân tố quan trọng trong việc trồng và bảo vệ rừng.

Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực của tỉnh cũng như người dân trong việc trồng và bảo vệ rừng trong những năm qua. Bình quân mỗi năm người dân Yên Bái trồng mới trên 10 ngàn ha rừng. Trồng, bảo vệ và phát triển rừng đã trở thành một nghề không thể thiếu trong hầu hết các gia đình nông thôn từ vùng thấp đến vùng cao.

Tuy nhiên, trong tổng số diện tích rừng toàn tỉnh cho đến nay mới có trên 290 ngàn ha rừng được giao cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ, trong đó có  hơn 162 ngàn ha phòng hộ, 36.500 ha rừng đặc dụng và 92 ngàn ha rừng sản xuất.

Do vậy diện tích rừng và đất rừng chưa giao còn trên 181.600 ha, đây là những diện tích rừng được chuyển từ các nông - lâm trường về cho các huyện và sau rà soát 3 loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt cho chuyển từ diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất.

Rừng và đất rừng chưa giao cho tổ chức, cá nhân cụ thể quản lý cùng với công tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều khó khăn do đó tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép vẫn diễn ra làm suy giảm tài nguyên rừng.

Nhằm bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tỉnh đã xây dựng đề án thực hiện giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2012-2015.

Đây không phải là vấn đề mới mà ngay từ năm 2009 tỉnh đã thực hiện tại huyện Trạm Tấu và sau đó triển khai trên địa bàn huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trấn Yên là những nơi còn nhiều rừng, đất rừng chưa giao và nhu cầu của người dân cũng rất lớn, việc triển khai thực hiện rất chậm.

Qua hơn ba năm thực hiện, 4 địa phương này mới giao được trên 11.977 ha rừng, đất rừng cho 1.446 thôn bản, cộng đồng dân cư, nhóm hộ và 318 hộ dân. Một thực tế là nhu cầu sử dụng đất rừng và rừng của người dân là rất lớn, nó không chỉ là tư liệu sản xuất đơn thuần mà rừng và đất rừng chính là cuộc sống của người dân vùng cao và là cơ hội để họ vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Nói vậy không có nghĩa là hộ dân vùng cao nào cũng đã được giao đất, giao rừng từ Nhà nước trong khi cuộc sống của họ là gắn bó với rừng. Từ năm 1990 của thế kỷ trước, Nhà nước có chính sách giao rừng và đất rừng cho người dân phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhưng do nhận thức, do lịch sử để lại nên có khá nhiều hộ dân không có rừng và đất rừng.

Trong nhiều năm qua họ vẫn sống bằng nghề rừng, dựa vào rừng nhưng bản chất lại là đi nhận khoán, bảo vệ lại cho Lâm trường hoặc một cá nhân, tổ chức khác. Có nhiều hộ dân đang trồng và phát triển rừng nhưng vẫn chưa được cấp có thẩm quyền giao đất, giao rừng do vậy họ vẫn không yên tâm sản xuất.

Ngược lại, nhiều tổ chức, cá nhân lại được giao, nhận quá nhiều diện tích rừng, đất rừng đó là những vấn đề tồn tại, bất cập trong công tác giao đất, giao rừng trong nhiều năm qua ở nhiều địa phương... Do đó đề án giao đất, giao rừng cho thuê rừng giai đoạn 2012-2015 đề rõ giao và cho thuê 88.573 ha rừng, đất rừng, trong đó giao cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư trên 54 ngàn ha, diện tích cho thuê 34.244 ha.

Những mục tiêu của đề án là quá rõ, đối tượng được giao và cho thuê rừng, đất rừng phải ưu tiên cho các hộ nông dân, nhất là nông dân là đồng bào dân tộc hộ nghèo và cận nghèo thiếu đất sản xuất, gia đình chính sách... không có đất sản xuất.

Rõ ràng, không thể để người dân sống và gắn bó với rừng lại không có đất, không có tư liệu sản xuất trên chính mảnh đất quê hương mình. Trong khi đại bộ phận người dân vẫn còn nghèo. Một vấn đề nữa là trong quá trình giao đất, cho thuê đất phải tiến hành rà soát từ cơ sở và ưu tiên cho những hộ thiếu đất, nếu làm không tốt sẽ lại xảy ra tình trạng người nhiều đất lại nhiều thêm, người ít vẫn ít.

Làm tốt việc giao đất, giao rừng cho các hộ dân nghèo, vùng đồng bào dân tộc sẽ là tiền đề quan trọng giúp dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu và quản lý, bảo vệ rừng được tốt hơn.

Thanh Phúc

Các tin khác
Đồng chí Đỗ Văn Dự (đứng giữa) - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Yên Bái kiểm tra tiến độ thi công gói thầu số 15 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn xã Minh Quân (Trấn Yên).

YBĐT - Thấm nhuần lời Bác dạy, trong suốt chặng đường 67 năm qua, cùng với toàn ngành, đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ngành Giao thông - vận tải tỉnh Yên Bái đã dũng cảm, kiên cường, lao động sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng quê hương, đất nước.

Nhờ tăng cường giám sát nên Yên Bái không còn hiện tượng xe “rùa”.

YBĐT - Trong những năm gần đây, dịch vụ vận tải trên địa bàn tỉnh Yên Bái phát triển mạnh, doanh thu tăng bình quân 15%/năm. Các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Lại Văn Lâm, viện trưởng Viện Nghiên cứu cao su VN (RRIV), cho biết hiện VN là một trong ba nước có năng suất cao su cao nhất thế giới.

Kết quả thu thực hiện các khoản thu về đất tính đến hết tháng 7 mới đạt trên 45 tỷ là rất thấp.

YBĐT - Ban chỉ đạo Chính sách Nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh Yên Bái vừa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 7 tháng đầu năm triển khai nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao năm 2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục