Bước chuyển Phan Thanh

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/10/2012 | 3:06:17 PM

YBĐT - Đến Phan Thanh - xã vùng sâu của huyện Lục Yên (Yên Bái) giờ đã thuận tiện hơn rất nhiều. Con đường được vào trung tâm xã và một số bản được bê tông hoá, kết cấu hạ tầng cơ bản được đầu tư xây dựng khang trang từ sức dân và sự đầu tư của Nhà nước. Diện mạo Phan Thanh đã có nhiều đổi thay đáng kể.

Cán bộ và người dân trong xã hăng hái tham gia các cuộc họp đóng góp ý kiến vào xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Cán bộ và người dân trong xã hăng hái tham gia các cuộc họp đóng góp ý kiến vào xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Gặp chúng tôi, Chủ tịch UBND xã hồ hởi: "Các cấp, ngành trong xã đã khẩn trưởng tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch năm theo tinh  thần Nghị quyết kỳ họp thứ 2 HĐND xã. Những chỉ tiêu kinh tế- xã hội đề ra trong năm được thực hiện cơ bản và giữ vững. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương". Trong sản xuất nông nghiệp của xã, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. 125/125 ha lúa ruộng được chỉ đạo gieo trồng đúng thời vụ. Cộng thêm 70 ha diện tích cấy lấn hồ đã giải quyết cơ bản lương thực cho các hộ dân. Nhiều loại cây hoa màu được người dân đưa vào trồng như ngô, lạc, khoai tím, sắn...

Tính đến tháng 9 của năm, toàn xã đã trồng được 160 ha ngô, 61 ha sắn, 7 ha khoai tím đều vượt kế hoạch... UBND xã đã chỉ đạo điều hành các ngành chuyên môn bám sát cơ sở thôn, bản thực hiện nhiệm vụ hết sức nhịp nhàng từ khâu chuẩn bị đầy đủ các loại giống, phân bón cho sản xuất mùa vụ đến hướng dẫn nông dân gieo trồng, chăm sóc đúng lịch chỉ đạo. Các tháng đầu năm, xã đã chủ động chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp mở 14 lớp tập huấn cho 430 lượt nông dân về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa, ngô.

Là địa bàn có diện tích mặt nước hồ rộng nên ngoài việc chăn nuôi gia súc, gia cầm được duy trì thường xuyên thì các hộ đã tích cực nuôi thuỷ sản. 12 ha mặt nước hồ được người dân tận dụng nuôi thả cá và khai thác, sản lượng trung bình hàng năm thu hoạch đạt trên dưới 70 tấn cá, trong đó sản lượng nuôi thả đạt trên 30 tấn.

Trong 9 tháng đầu năm, nhân dân trong xã đã khai thác được trên 1.500 m3 gỗ rừng trồng. Bản Ro là địa bàn khó khăn nhất xã, chủ yếu dân tộc Dao sinh sống, giao thông không thuận tiện. Nhiều năm nay bản chưa có điện lưới quốc gia nên việc sinh hoạt, sản xuất của dân gặp khó, việc tiếp cận thông tin qua phương tiện nghe nhìn không thể kịp thời...

Trước vấn đề cấp bách đó, cấp uỷ, chính quyền xã đã nghiên cứu đề xuất huyện có biện pháp giúp bà con từng bước cải thiện cuộc sống. Năm nay, từ vận động, hướng dẫn kỹ thuật làm lồng, phương pháp chăn nuôi cá và hỗ trợ mỗi hộ 3 triệu đồng của Trạm Khuyến nông huyện, 6 hộ ở bản đã mạnh dạn gây dựng nuôi cá lồng và hiện đã nuôi thả tới cả ngàn con cá giống. Xã cùng với thôn bản và các ngành tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng đường liên thôn từ Bản Rầu đi Bản Ro. Nhân dân 2 bản đã đồng lòng ủng hộ. 40 hộ đã tự chặt bỏ 1.480 cây, hiến trên 3.500m2 đất để giải phóng mặt bằng xây dựng tuyến đường. Do đó, tuyến đường Bản Rầu đi Bản Ro trị giá trên 1,9 tỷ đồng do UBND xã làm chủ đầu tư đã được khởi công đúng tiến độ.

Các chính sách hỗ dầu thắp sáng, hỗ trợ tiền cho nghèo, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng dân tộc thiểu số và trẻ em luôn được xã chỉ đạo thực hiện đầy đủ, đúng đối tượng. Đồng bào yên tâm chăm lo phát triển, cải thiện cuộc sống gia đình. Ngoài việc tập trung xây dựng giúp đỡ các địa bàn khó khăn, cấp ủy, chính quyền xã Phan Thanh đã triển khai vận động nhân dân phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới, xây dựng được đề án trình cấp trên phê duyệt.

Tuyến đường liên thôn từ bản Xả đi bản Hốc đã được khởi công trong tháng 9 vừa qua. Công trình trị giá trên 900 triệu đồng, trong đó, nhân dân trong bản đóng góp 40%, Nhà nước đầu tư 60%. Xã cũng đã khởi công 9 tiểu dự án do UBND xã làm chủ đầu tư, trong đó có 5 tiểu dự án xây lắp, 4 tiểu dự án sinh kế với tổng số tiền trên 854 triệu đồng. Nhân dân tích cực tu sửa, phát dọn, khơi thông cống rãnh, san tạo mặt bằng... bảo đảm giao thông thông suốt. Về bản Năn, bản Rầu, bản Hốc hôm nay đã thuận hơn trước bởi các tuyến đường được mở rộng, tạo điều kiện cho vận chuyển trao đổi sản phẩm, hàng hoá của nông dân.

Phan Thanh đang từng bước vươn lên nhờ ý chí tự lực, tự cường của các cấp, ngành, người dân và sự quan tâm hỗ trợ đầu tư đặc biệt của Nhà nước. Đồng thời, với những biện pháp, phương hướng phát triển kinh tế- xã hội thiết thực, cụ thể từng năm, từng giai đoạn, tin rằng Phan Thanh sẽ tiếp tục khởi sắc.

Huy Văn

Các tin khác
Giá vàng xuống 47,30 triệu đồng.

Giá vàng thế giới đang giảm gần 10 USD/ounce đã khiến giá kim loại quý đồng loạt hạ thêm 170.000-200.000 đồng/lượng, có nơi niêm yết là 47,40 triệu đồng/lượng.

8 công trình thủy lợi và 3 công trình giao thông được đầu tư theo Chương trình 135. Ảnh minh họa

YBĐT - Thực hiện chương trình 135 giai đoạn II và các chương trình mục tiêu quốc gia, năm 2012 huyện Trạm Tấu được Nhà nước đầu tư trên 24,8 tỷ đồng xây dựng 11 cơ sở hạ tầng.

Gia đình chị Hoàng Thị Phượng, bản Đêu, xã Nghĩa An làm du lịch cộng đồng, đã thu hút được gần 600 lượt khách trong năm 2012.
(Trong ảnh: Du khách pháp tìm hiểu về cây đàn tính).

YBĐT - Với vị trí địa lý nằm giữa trung tâm miền Tây của tỉnh, thị xã Nghĩa Lộ không chỉ là một trung tâm thương mại mà còn ẩn chứa trong mình bao điều kỳ thú, có sức hấp dẫn lạ kỳ đối với du khách gần xa. Tiềm năng thương mại và du lịch đang được Nghĩa Lộ khai thác đúng hướng, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế.

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định về quy định tạm thời cấm tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan mặt hàng ô tô, xe máy đã qua sử dụng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục