Nâng cao sinh kế cho người dân Nà Hẩu

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/11/2012 | 2:54:50 PM

YBĐT - Hiện nay, Nà Hẩu có 5 thôn với 360 hộ dân đang sinh sống trong và ngoài vùng đệm của Khu bảo tồn với 78,5% là hộ nghèo, đất canh tác ít do vậy khai thác lâm sản là một trong những nguồn thu chính của người dân.

Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Sùng A Sếnh, thôn Làng Thượng, xã Nà Hẩu.
Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Sùng A Sếnh, thôn Làng Thượng, xã Nà Hẩu.

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu được thành lập theo quyết định số 512/QĐ-UB ngày 9/10/2006 của UBND tỉnh với diện tích 16.950 ha nhằm mục đích bảo tồn các hệ sinh thái và các loài động thực vật đặc trưng cho khu vực núi thấp dãy Hoàng Liên Sơn nói riêng và phía Bắc Việt Nam nói chung. Không chỉ có giá trị đa dạng sinh học, Nà Hẩu còn là một trong những khu rừng phòng hộ xung yếu cho thượng nguồn sông Hồng.

Tuy nhiên do đời sống của người dân một số thôn bản trong khu bảo tồn còn nhiều khó khăn, không tránh khỏi việc người dân lén lút khai thác lâm sản phụ trái phép nên việc nâng cao sinh kế cho người dân sẽ là giải pháp quan trọng để giảm áp lực lên rừng.

Hiện nay, Nà Hẩu có 5 thôn với 360 hộ dân đang sinh sống trong và ngoài vùng đệm của Khu bảo tồn với 78,5% là hộ nghèo, đất canh tác ít do vậy khai thác lâm sản là một trong những nguồn thu chính của người dân.

Ông Nguyễn Tiến Thành - Trưởng phòng bảo tồn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết : “Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, người dân vào rừng để khai thác một số sản phẩm lâm sản phụ để bán, đây là một nguồn thu nhập chính của người dân. Sau khi khu bảo tồn được thành lập và đi vào hoạt động, nhân dân các thôn trong và ngoài vùng đệm khu bảo tồn không còn được phép khai thác các nguồn lợi lấy từ rừng nên đời sống của người dân vốn đã khó khăn nay lại càng khó. Do đó không tránh khỏi việc người dân vẫn vào rừng khai thác nguồn lợi lâm sản trái phép. Điều này đã gây ra nhiều đe dọa đến đa dạng sinh học và tài nguyên rừng của khu vực, do vậy chúng tôi đã có nhiều trương trình hỗ trợ người dân phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, từ đó giảm áp lực lên các khu rừng”.

Một trong các chương trình đang triển khai mang lại hiệu quả thiết thực là dự án hỗ trợ chăn nuôi lợn, gà bán chăn thả cho hộ nghèo. Hiện nay, dự án đang được triển khai tại 5 hộ dân mỗi hộ được hỗ trợ 10 con lợn giống, và 4 hộ dân nuôi gà mỗi hộ được hỗ trợ 150 con giống.

Ông Sùng A Sếnh, thôn Làng Thượng, xã Nà Hẩu là một trong những hộ được dự án hỗ trợ 10 con lợn giống từ đầu năm, vừa qua sau lứa đầu tiên trừ chi phí gia đình ông thu lãi được 10 triệu đồng, theo đúng cam kết của dự án ông tiếp tục đầu tư lứa mới và trả về cho ban quản lý dự án một con lợn giống để tiếp tục hỗ trợ cho các gia đình khác.

Ông Sùng A Sếnh phấn khởi cho biết: “ở đây thức ăn cho chăn nuôi lợn sẵn lắm. Ngô, sắn, rau củ nhiều nhưng người dân không biết đầu tư cho chăn nuôi. Được dự án hỗ trợ con giống, làm chuồng và khu vực bán chăn thả, hướng dẫn cách chăm sóc, phòng bệnh nên việc chăn nuôi của gia đình đem lại hiệu quả kinh tế hơn so với chăn nuôi thả rông rất nhiều”.

Ngoài gia đình ông Sếnh, các gia đình khác tham gia dự án bước đầu đều cho kết quả khả quan như gia đình ông Vàng A Páo, thôn Khe Cạn được dự án hỗ trợ 150 con gà giống và hướng dẫn ông làm chuồng, quây hàng rào thép làm khu vực chăn thả. Ông Páo cho biết: “Ở đây người dân chăn nuôi bằng thả rông quen rồi, mỗi năm được 10 - 20 con thỉnh thoảng xuống chợ đem bán hoặc để ăn thôi, không thu được nhiều tiền như làm theo dự án”.

Qua đánh giá ban đầu của dự án, mỗi hộ tham gia thu lãi trên 10 triệu đồng, những mô hình đó được tổ chức cho người dân trong xã đến thăm quan học hỏi để nhân rộng. Có thể nói việc tìm hướng đi mới cho người dân các thôn trong và ngoài vùng đệm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là hết sức cần thiết để giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế cho hộ nông dân, ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo bề vững.

Qua đó làm giảm các hoạt động săn bắt, thu hái sản phẩm từ rừng, góp phần duy trì và phát triển đa dạng sinh học của khu bảo tồn, tăng cường mối quan hệ của cán bộ khi bảo tồn nhất là cán bộ kiểm lâm địa bàn với cộng đồng địa phương.

Anh Dũng

Các tin khác
Cán bộ Chi cục Thủy sản tỉnh tham gia thả cá xuống hồ.

YBĐT - Với 15.000 ha mặt nước hồ Thác Bà, 546 ha mặt nước ao đầm, từ lâu chăn nuôi thủy sản được coi là một trong những thế mạnh để giải quyết bài toán xóa đói, giảm nghèo ở huyện Yên Bình. >>Yên Bình đẩy mạnh chăn nuôi thủy sản trên hồ Thác Bà

Tính đến cuối buổi sáng, giá bán ra tại các doanh nghiệp kim hoàn lớn đã vượt trên 47 triệu đồng/lượng.

Vườn thanh long ruột đỏ của gia đình ông Phạm Thế Cầu cho hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Cây thanh long đã bén rễ từ lâu trên đất Yên Bái nhưng giống thanh long ruột đỏ mới được đưa vào trồng từ vài năm nay. Từ những mô hình đầu tiên của Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai cách đây vài năm, đến nay đã có nhiều hộ nông dân bắt tay vào trồng loại cây này.

Áp dụng Luật thuế mới, năm 2013 sẽ giảm thu ngân sách khoảng 5.200 tỷ đồng và 2014 là 13.350 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục