Yên Bái nhân rộng các mô hình giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/11/2012 | 9:05:29 AM

YBĐT - Hơn một năm triển khai Dự án mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản cho 252 hộ nghèo ở 4 huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên với tổng kinh phí 1 tỷ đồng, đến nay, đã có thêm 1.089 con lợn, trong đó trên 100 con đủ điều kiện và đã luân chuyển cho 100 hộ nghèo khác thụ hưởng Dự án, nâng tổng số hộ nghèo được hỗ trợ lên 352 hộ.

Mô hình trồng dâu nuôi tằm ở xã Việt Thành (Trấn Yên).
Mô hình trồng dâu nuôi tằm ở xã Việt Thành (Trấn Yên).

Nhiều mô hình giảm nghèo bền vững được ngành lao động, thương binh và xã hội triển khai ở các huyện: Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên... đã góp phần tạo nên những đổi thay trong nếp nghĩ, cách làm ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời đã trở thành động lực giúp các hộ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo một cách bền vững.

Năm 2010, ngành LĐ,TB&XH Yên Bái đã triển khai mô hình hỗ trợ trâu sinh sản tại các huyện: Yên Bình, Lục Yên... Sau ba năm triển khai, mô hình bước đầu mang lại hiệu quả.

Áp dụng các kiến thức được tập huấn, tự tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông đại chúng, anh Triệu Văn Quang ở xã Bảo Ái, huyện Yên Bình là một trong 15 hộ nghèo được hỗ trợ chia sẻ: “Hoàn cảnh gia đình rất nghèo, không đủ tiền để mua trâu, nên cày cấy gặp nhiều khó khăn. Được Nhà nước hỗ trợ con trâu cái, đây là điều kiện để gia đình tôi phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo”. Con trâu mẹ ban đầu hỗ trợ cho gia đình anh Quang nay đã đẻ thêm hai nghé nữa.

Từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, năm 2011, tỉnh đã triển khai Dự án mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản cho 252 hộ nghèo ở 4 huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên với tổng kinh phí 1 tỷ đồng.

Hơn một năm triển khai Dự án, đã có thêm 1.089 con lợn, trong đó trên 100 con đủ điều kiện và đã luân chuyển cho 100 hộ nghèo khác thụ hưởng Dự án, nâng tổng số hộ nghèo được hỗ trợ lên 352 hộ. Nhiều hộ đã phát triển được đàn lợn của gia đình mình mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như gia đình ông Trần Văn Tuấn ở thôn 13, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, Hà Văn Phương ở thôn 3, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên...

Cả hai hộ gia đình này đã phát triển đàn lợn lên gần chục con. Năm 2012, Dự án được nhân rộng tại 4 huyện và mở rộng thêm huyện Yên Bình và thị xã Nghĩa Lộ với kinh phí 1 tỷ đồng, mỗi xã có 23 hộ nghèo được hỗ trợ, tổng số 276 hộ nghèo được hưởng lợi. Đến nay, các địa phương đang trong giai đoạn hỗ trợ con giống và thức ăn chăn nuôi.

Tham gia mô hình phát triển chăn nuôi đàn lợn nái sinh sản, mỗi gia đình được hỗ trợ 100% giống, hỗ trợ tiền mua thức ăn, làm chuồng trại, chi phí vận chuyển. Các hộ nghèo và cán bộ thú y viên cơ sở trong vùng thực hiện mô hình được ngành chức năng tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản, được cấp miễn phí tài liệu về chăn nuôi.

Để thực hiện hiệu quả mô hình này, các ngành đã phối hợp chặt chẽ, có sự giám sát tới các địa phương được hưởng lợi, tổ chức bình xét các hộ công khai, dân chủ theo đúng tiêu chí của mô hình đề ra.

Các gia đình trong diện hưởng lợi được chủ động lựa chọn con giống, sau đó Ban Quản lý thực hiện mô hình giảm nghèo cấp xã sẽ tiến hành bình tuyển và làm thủ tục cho người dân. Với hình thức bình xét công khai như vậy, nguồn vốn hỗ trợ bảo đảm được đầu tư đúng mục đích và đạt hiệu quả.

Ngoài ra, một số địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế đã chủ động xây dựng các mô hình giảm nghèo, như: mô hình chăn nuôi lợn với quy mô 50 con/hộ trở lên ở huyện Văn Yên, mô hình nuôi tằm ở xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, mô hình trồng cây thảo quả, sơn tra của huyện Mù Cang Chải... đã và đang có hiệu quả kinh tế cao.

Theo khảo sát của ngành LĐ,TB&XH, các mô hình triển khai đạt hiệu quả khá cao. Đối với người nghèo, mong muốn chung của họ là có vốn, có việc làm để tạo ra thu nhập ổn định hàng tháng, do đó,các chương trình hỗ trợ người nghèo của ngành tập trung vào những mô hình thiết thực cho hộ nghèo.

Từ thực tế cho thấy, mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản có tỷ lệ rủi ro rất thấp (khoảng 4%), dự kiến ngay lứa sinh sản đầu tiên, đàn lợn con sẽ đem về khoảng 5 triệu đồng/hộ, lãi dòng 2,5 triệu đồng/hộ.

Việc xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo phù hợp sẽ tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của người nghèo. Qua đó, giúp các hộ nghèo nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần tích cực vào Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015.

Minh Tuấn

Các tin khác
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt.

Nghị định nêu rõ đối tượng áp dụng là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức; cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Thủ tướng Chính phủ vừa cho phép Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng riêng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

26 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã được Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền cấp tỉnh phê duyệt đề án.

Diện tích rừng và đất sẽ được ưu tiên giao cho người nghèo, người có công và người dân  đang trực tiếp sản xuất.

YBĐT - Giao rừng cho thuê rừng, giao đất cho thuê đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp cho tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân là nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng lâu dài góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư, phát triển rừng bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục