Chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Yên Bái lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013 - 2018:

Nông dân Văn Chấn thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/3/2013 | 9:02:19 AM

YBĐT - Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng luôn được đông đảo cán bộ, hội viên nông dân huyện Văn Chấn (Yên Bái) hưởng ứng, đã trở thành phong trào sâu rộng, thiết thực, đạt được nhiều kết quả đáng mừng.

Lãnh đạo Hội Nông dân Văn Chấn thăm mô hình sản xuất chế biến chè xanh chất lượng cao của anh Bùi Thế Cường ở xã Sơn Thịnh.
Lãnh đạo Hội Nông dân Văn Chấn thăm mô hình sản xuất chế biến chè xanh chất lượng cao của anh Bùi Thế Cường ở xã Sơn Thịnh.

>> Vững về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động

Tới thăm mô hình chăn nuôi ba ba và trồng trọt của ông Sa Công Mến ở xã Đồng Khê cho thu nhập hàng năm trên 150 triệu đồng, càng hiểu rõ hơn tinh thần chịu khó, sáng tạo trong sản xuất kinh giỏi của những người nông dân chân cứng đá mềm. Đó cũng là cảm nhận chung khi tới thăm mô hình sản xuất chế biến chè xanh chất lượng của anh Bùi Thế Cường ở xã Sơn Thịnh.

Sau gần 8 năm tìm tòi, cộng với sự hỗ trợ của Nhà nước về phân bón hữu cơ sinh học, đến nay  gia đình anh đã có 2ha chè Ô Long, mỗi năm trừ chi phí thu về trên 100 triệu đồng. Đó là hai trong hàng ngàn mô hình tiêu biểu của nông dân huyện Văn Chấn sản xuất kinh doanh giỏi.

Để có được kết quả trên, ông Nguyễn Ngọc Chiến - Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: Hàng năm, chúng tôi đã chỉ đạo 100% cơ sở hội phát động phong trào thi đua hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. Trong 5 năm qua đã tổ chức cho 51.340 lượt hộ đăng ký, qua bình xét có 32.894 lượt hộ đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (tăng 1.564 hộ so với nhiệm kỳ trước), trong đó: cấp Trung ương 237 lượt hộ, cấp tỉnh 1.560 lượt hộ, cấp huyện 5.097 lượt hộ, cấp xã 26.000 lượt hộ.

Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình điển hình mới tiêu biểu của hội viên nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình, hàng năm cho thu nhập từ 50 đến 200 triệu đồng như: ông Hoàng Văn Khuyến ở Phù Nham, ông Nguyễn Quyết Thắng ở Tân Thịnh, bà Vũ Thị Lợi ở Thượng Bằng La... ông Chiến thông tin thêm.

Cùng với việc phát động phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, các cấp hội đã tổ chức nhiều hoạt động trợ giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế. Đến nay, toàn huyện có 23/31 xã, thị trấn ký ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội, tổng dư nợ 62,9 tỷ đồng với 158 tổ tiết kiệm và vay vốn cho trên 53.000 hộ vay vốn.

Bên cạnh đó, tranh thủ sự tạo điều kiện của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, Hội Nông dân huyện đã triển khai các dự án giúp hội viên phát triển sản xuất như: dự án khai hoang 10,2ha ruộng bậc thang cho 51 hộ đồng bào dân tộc Thái tại Suối Quẻ, xã Phù Nham; dự án trồng và chăm sóc chè phát triển nhóm hộ cho 10 hộ hội viên nông dân tại xã Tân Thịnh, Bình Thuận; ký hợp đồng với Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam làm đại lý cung ứng 70 máy cho nông dân; triển khai dự án chăn nuôi ba ba ở xã Nghĩa Tâm và nuôi lợn nái sinh sản siêu nạc ở Phù Nham trị giá 1,1 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh... Các dự án đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Ngoài ra, để giúp cho bà con nông dân nắm được các kỹ thuật về sản xuất, chăn nuôi..., trong 5 năm qua, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành của huyện mở 1.384 buổi hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật, 15 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức sản xuất chè an toàn, mở 36 lớp dạy nghề, 2 lớp tập huấn kỹ thuật sử dụng và sửa chữa máy nông cụ... cho trên 65.000 lượt hội viên nông dân.

Ngoài ra, Hội còn tuyên truyền, vận động hội viên nông dân đóng góp trên 450 triệu đồng, 3.500 ngày công và nguyên vật liệu để giúp đỡ 389 hộ xóa nhà dột nát, 3.371 hộ hội viên thoát nghèo...

Nhờ có vốn vay kết hợp với các kiến thức khoa học kỹ thuật, các hội viên nông dân trong toàn huyện đã tập trung đầu tư vào chăn nuôi, sản xuất, trồng rừng, phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng kinh tế trang trại..., nhiều hộ từ nghèo đói đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Hàng năm, tỷ lệ thoát nghèo của nông dân huyện từ các chương trình đạt 8%.

Với những việc làm thiết thực, hướng về cơ sở, phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phương, các phong trào của Hội Nông dân huyện Văn Chấn đã đạt nhiều kết quả, đặc biệt là phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo đã góp phần tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo cho nông dân cũng như góp phần vào sự phát triển của địa phương.

Hà Tĩnh

Các tin khác
Xin lỗi khách hàng là hình ảnh khá quen thuộc của máy ATM.

YBĐT - Kể từ ngày 1/3/2013, các ngân hàng thương mại được phép thu phí rút tiền mặt nội mạng từ thẻ ATM theo Thông tư số 35/2012 của Ngân hàng Nhà nước.

Hàng triệu hồ sơ cấp sổ đỏ còn tồn đọng (Ảnh minh họa)

Theo bộ Tài nguyên và Môi trường, cho tới nay, nhiều địa phương trên cả nước vẫn chưa quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 1474/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp sổ đỏ trên địa bàn toàn quốc.

Các sản phẩm bị kiện bao gồm: Thép cán không gỉ Austenitic mác thép 304 và thép Ferritic mác thép 430 cán nguội.

Trần lãi suất tiết kiệm sẽ về mức 7,5% một năm.

Quyết định giảm lãi suất được Ngân hàng Nhà nước được đưa ra ngay sau khi có thông tin chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 3 giảm 0,19%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục