Yên Bái thực hiện chính sách chi trả DVMTR

Người trồng, bảo vệ rừng đã được hưởng lợi

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/5/2013 | 2:59:15 PM

YBĐT - Thực hiện Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR), Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), Yên Bái đã tiến hành triển khai các bước theo đúng quy trình và đến nay, người trồng rừng, bảo vệ rừng Yên Bái đã được hưởng lợi từ nguồn quỹ này.

Rừng phòng hộ đầu nguồn xã Nậm Khắt, Mù Cang Chải được bảo vệ tốt.
Rừng phòng hộ đầu nguồn xã Nậm Khắt, Mù Cang Chải được bảo vệ tốt.

Chính sách chi trả DVMTR là một chính sách mới, tiền phí thu được là để BV&PTR, chi trả trực tiếp cho các tập thể, tổ chức và người dân trực tiếp trồng, BV&PTR nằm trong lưu vực.

Với Yên Bái, bước đầu triển khai thực hiện chính sách này cũng gặp không ít khó khăn do đây là một chính sách mới từ người được hưởng lợi đến người phải đóng phí đều còn bỡ ngỡ song tổ giúp việc của Quỹ BV&PTR đã tiến hành rà soát đồng thời tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải chi trả DVMTR ký hợp đồng ủy thác thông qua Quỹ.

Đến hết năm 2012, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 28 nhà máy thủy điện và 3 đơn vị kinh doanh nước sạch, những nhà máy, doanh nghiệp đã đi vào sản xuất đều đã chấp hành thực hiện nghiêm Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR. Duy nhất chỉ còn Nhà máy thủy điện Mường Kim đã phát điện từ năm 2010 nhưng không hiểu vì lý do gì mà đến nay đơn vị này vẫn chưa ký hợp đồng ủy thác chi trả tiền phí DVMTR.

Việc các doanh nghiệp phải đóng phí DVMTR là để bảo vệ rừng. Rừng có được bảo vệ tốt mới tạo ra nguồn sinh thủy cho các nhà máy thủy điện hoạt động. Trong năm 2012, các nhà máy thủy điện hoạt động trên địa bàn và thuộc các lưu vực đã đóng góp và nộp trên 18 tỷ đồng tiền phí DVMTR. Toàn bộ số tiền này được Quỹ BV&PTR Yên Bái chi trả trực tiếp cho các tổ chức, doanh nghiệp, chủ rừng và các hộ dân trực tiếp trồng, quản lý, bảo vệ rừng trong các lưu vực.

Để việc chi trả được thuận lợi, đến đúng đối tượng, Quỹ đã thành lập 5 ban chi trả tại các địa phương và đã chi trả cho trên 23.959 hộ dân với số tiền trên 18 tỷ đồng. Trong đó huyện Trạm Tấu 4.700 hộ, Mù Cang Chải 8.278 hộ, Văn Chấn 3.275 hộ, Lục Yên 7.185 hộ và Trấn Yên 507 hộ. Do việc chi trả được tính theo từng lưu vực nên mỗi ha rừng được trả phí cao nhất là 318 ngàn đồng/năm, thấp nhất gần 34 ngàn đồng/năm.

Chính sách chi trả phí DVMTR được coi là bước đột phá trong nhận thức và hành động của toàn xã hội về trách nhiệm BV&PTR. Nó không chỉ góp phần nâng cao nhận thức về giá trị phòng hộ mà còn trực tiếp tạo thêm nguồn thu nhập cho người làm rừng.

“Xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải có 5.636 ha rừng trước đây bà con mỗi năm chỉ được nhận trên dưới 200 ngàn đồng tiền khoán bảo vệ rừng nhưng nay, vẫn diện tích này bà con trong xã được nhận thêm 1,135 tỷ đồng từ tiền phí DVMTR. Với nguồn kinh phí này người dân đã thực sự sống bằng nghề rừng, rừng chắc chắn sẽ được quản lý, bảo vệ tốt hơn”, ông Lý A Sử - Phó chủ tịch UBND xã Nậm Khắt khẳng định.

Gia đình Giàng A Hảng được giao quản lý, bảo vệ trên 5 ha rừng, như vậy, mỗi năm gia đình cũng có nguồn thu 2,5 triệu đồng từ tiền khoán, bảo vệ và phí DVMTR. Số tiền tuy không phải là quá lớn nhưng cũng đã góp phần nâng cao cuộc sống của người dân vùng cao nơi đây và sẽ là động lực để bà con yêu rừng hơn, giữ rừng tốt hơn. 

Việc thực hiện chính sách chi trả phí DVMTR không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho người làm rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo mà chắc chắn ý thức BV&PTR của người dân cũng không ngừng được nâng lên và là bước đột phá trong nỗ lực giữ rừng, gìn giữ lá phổi xanh của nhân loại.

Ngọc Trúc

Các tin khác

Tiếp tục chương trình công tác, chiều 3/5, sau khi dự sinh hoạt chi bộ cơ sở tại thị xã Nghĩa Lộ, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến thăm mô hình trồng thử nghiệm cây sâm tại bản Dào Xa, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải.

Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới.

Lúc 12h trưa nay (3/5), giá vàng SJC bất ngờ tăng mạnh sau khi Ngân hàng Nhà nước thông báo huỷ đấu thầu vàng miếng. Theo đó, giá vàng tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng, lập đỉnh lịch sử mới.

Lần thứ 3, Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng

Ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Sáng nay 3-5 vào khoảng 9 giờ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC với giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Vàng SJC trên thị trường sáng vẫn neo trên 85 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục