Cây cao su phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/5/2013 | 9:33:42 AM

YBĐT - Để thực hiện được kế hoạch trồng 3.000ha cao su vào năm 2015, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Cường khẳng định, tỉnh sẽ rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch đất để bàn giao cho Công ty 3.000ha đất theo kế hoạch và chuẩn bị đất trồng 10.000ha cao su đến năm 2020.

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Cường (bên phải) kiểm tra giống cây cao su tại xã Sơn Lương (Văn Chấn).
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Cường (bên phải) kiểm tra giống cây cao su tại xã Sơn Lương (Văn Chấn).

Chương trình trồng cao su được triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ năm 2010 theo Quyết định 790 và Quyết định 865 của UBND tỉnh Yên Bái. Diện tích đất phải thu hồi, xử lý tài sản, tạo mặt bằng sạch tại hai huyện Văn Chấn và Văn Yên để triển khai dự án trồng cao su trên địa bàn là 3.150ha. Bước đầu triển khai gặp không ít khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng nên mới bàn giao cho Công ty cổ phần Cao su Yên Bái hơn 1.200 ha, còn hơn 1.000ha diện tích đất chưa bàn giao.

Quyết tâm trồng cây cao su trên địa bàn theo phương án đã quy hoạch, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công ty cổ phần Cao su Yên Bái, huyện Văn Chấn, Văn Yên thành lập hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng và triển khai trồng cao su theo hướng đại điền.

Ông Trương Công Tuyên - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Yên Bái cho biết: “Sau 3 năm triển khai, đến tháng 4/2013, diện tích cao su đã trồng trên địa bàn tỉnh Yên Bái là 800ha. Trong đó, huyện Văn Chấn trồng được gần 500ha, huyện Văn Yên trên 300ha. Công ty cũng đã chuẩn bị trên 600.000 cây giống để chuẩn bị cho kế hoạch trồng 1.000ha cây cao su vào năm 2013”.

Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, từ năm 2012, Công ty cổ phần Cao su Yên Bái đã chọn ra các giống cây chịu lạnh như Vân Nghiên 772, Vân Nghiên 774, IAN 873 đồng thời áp dụng đầy đủ phương pháp khoa học kỹ thuật vào gieo trồng, xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cây cao su riêng áp dụng đối với hai huyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Như vậy, sau một thời gian trồng thử nghiệm, do thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nên đã thu được kết quả bước đầu là tìm được giống cao su chịu lạnh, xây dựng quy trình trồng, chăm sóc, phát triển cây cao su phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và địa hình tỉnh Yên Bái.

Ông Trần Thế Hùng - Bí thư Huyện ủy Văn Yên khẳng định: “Cây cao su trồng trên địa bàn huyện Văn Yên sinh trưởng và phát triển khá tốt, đặc biệt tại 2 xã An Bình và Lang Thíp. Ở An Bình, cây cao su có độ cao từ 3 - 4m, đường kính cây từ 3 - 4cm (trồng năm 2011). Đối với diện tích 4ha cây cao su trồng thử nghiệm tại xã Châu Quế Thượng năm 2009, gồm 3 loại giống, đến nay, cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt với tỷ lệ cây sống đạt trên 90%, đường kính cây to nhất 7cm, cây cao nhất là 7m, còn lại trung bình cao từ 4 - 5m”.

Theo kế hoạch từ nay đến năm 2015, Công ty cổ phần Cao su Yên Bái phấn đấu trồng đủ 3.000ha theo kế hoạch. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các địa phương nằm trong vùng dự án trồng cao su tiến độ giải phóng quỹ đất sạch để bàn giao cho Công ty rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu do khâu xử lý tài sản trên đất chưa được thống nhất, hệ số sử dụng đất còn thấp, mới đạt 6,5%.

Bên cạnh đó, một số người dân chưa nhất trí với phương án bồi thường bàn giao đất cho Công ty trồng cây cao su đồng thời kiến nghị với các cấp, các ngành hỗ trợ công khai phá đất đai. Ngoài ra còn có những khó khăn khác như diện tích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng chéo, cấp sang cả diện tích có bìa đỏ của hộ dân, đất diện tích rừng đầu nguồn.

 

Cây cao su ở Yên Bái sinh trưởng và phát triển tốt.

Tại cuộc làm việc mới đây giữa lãnh đạo tỉnh Yên Bái và các sở, ngành liên quan, hai huyện Văn Chấn, Văn Yên và Công ty cổ phần Cao su Yên Bái do đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, Công ty cổ phần Cao su Yên Bái đã kiến nghị, đề xuất các phương án xử lý đối với diện tích còn thiếu theo quy hoạch.

Đối với diện tích đất chưa lấy hết lô, đề nghị tiếp tục bàn giao để trồng cây cao su cho gọn lô, liền khoảnh, thuận lợi trong khâu quản lý; tỉnh cần có những giải pháp hỗ trợ người dân tái định cư ổn định để kịp thời bàn giao quỹ đất triển khai trồng cao su; có chính sách cho người dân đóng góp vốn bằng quỹ đất để trồng cao su đối với những diện tích đất đã cấp giấy chứng nhận.

Ngoài ra, đối với diện tích đất cấp thiếu theo Quyết định 790 và Quyết định 865, cần tiếp tục bổ sung quy hoạch bằng diện tích đất khác do tổ chức quản lý, phương châm cấp bổ sung lần này không bố trí diện tích có mỏ khoáng sản, đất quy hoạch tái định cư của nhân dân để xây dựng các khu công nghiệp, đất quốc phòng, đất sản xuất lúa, đất đang bàn giao cho các đơn vị khác.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, việc phát triển trồng cây cao su là chủ trương đúng của tỉnh. Cây cao su là loại cây đa mục đích, có giá trị kinh tế cao, góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng gắn với phát triển kinh tế của địa phương. Tỉnh cũng đã quy hoạch các vùng trồng cao su phù hợp, đánh giá tốt các điều kiện thổ nhưỡng để đưa cây cao su vào trồng; công tác điều chỉnh đất đai, đền bù được thực hiện tốt, nhân dân đồng tình ủng hộ.

Để thực hiện được kế hoạch trồng 3.000ha cao su vào năm 2015, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Cường khẳng định, tỉnh sẽ rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch đất để bàn giao cho Công ty 3.000ha đất theo kế hoạch và chuẩn bị đất trồng 10.000ha cao su đến năm 2020. Tỉnh Yên Bái sẽ bàn giao đủ diện tích đất trồng cao su theo kế hoạch năm 2013 và bàn giao 3/4 diện tích đất trồng cao su năm 2014.

Bên cạnh đó, Công ty cần nghiên cứu lại việc áp dụng chính sách đối với các hộ dân cho phù hợp với các trường hợp cụ thể trên cơ sở tôn trọng lịch sử đất đai. Đồng thời yêu cầu Công ty cổ phần Cao su Yên Bái tiếp tục triển khai đề án trồng mới cây cao su đối với những địa bàn đã quy hoạch; chăm sóc, bảo vệ cây cao su sinh trưởng, phát triển tốt; thực hiện đầy đủ chính sách và quyền lợi cho công nhân lao động đã được Công ty tuyển dụng để đội ngũ này yên tâm gắn bó lâu dài với cây cao su.

 Hà Anh

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục