Hàng trăm ha lúa giống BC15 mất mùa: Trách nhiệm thuộc về ai?

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/6/2013 | 9:21:59 AM

YBĐT - Những ngày này, đi về các vùng quê từ Lục Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên... đến đâu cũng gặp cảnh người nông dân than vãn, bàn tán về những thửa ruộng cấy giống thuần BC15 năm nay mất mùa thảm hại.

Mẫu mã bao bì giống lúa BC15 do Tổng công ty Giống Thái Bình sản xuất, cung ứng.
Mẫu mã bao bì giống lúa BC15 do Tổng công ty Giống Thái Bình sản xuất, cung ứng.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã về xã Minh Quân, huyện Trấn Yên. Tại cánh đồng thôn Ngòi Sẻ phần lớn diện tích lúa vụ xuân đã được bà con thu hoạch xong, nhưng thi thoảng còn vài ba thửa ruộng vẫn bỏ nguyên, lá vàng đốm bông dựng ngược, lép kẹp.

Bà Nguyễn Thị Vân đang cần mẫn mót từng hạt lúa nói: “Khổ quá chú ạ! Thấy bảo cấy giống BC15 cho năng suất cao, gạo thơm ngon, chúng tôi mới mua về gieo cấy. Chẳng hiểu vì sao khi lúa trỗ bông cứ dựng ngược, lép kẹp. Đây là 4 sào ruộng nhà ông Hẹ, họ chán không thu hoạch nên bỏ không, tôi thấy tiếc ra mót xem được hạt nào về cho gà, cho vịt ăn. Cả thôn Ngòi Sẻ có hàng chục hộ cấy giống này mất mùa hết, phải gặt về cho cá, cá cũng không thèm ăn”.

Ông Hoàng Đình Độ - Trưởng thôn Ngòi Sẻ cho biết: “Cả thôn có 160 hộ dân thì có 100 hộ gieo cấy giống BC15 và mất mùa hết với diện tích gần 11 ha. Mất mùa thế này thì dân lại đói mất”.

Được biết, ở thôn Ngòi Sẻ, nhà ông Hẹ cấy 5 sào, ông Trịnh 6 sào, ông Hòa 6 sào, nhà bà Sơn 4 sào... đều mất trắng. Ngay như nhà của Trưởng thôn cấy 4 sào thì có 2 sào thu được tạ thóc còn 2 sào mất trắng, cắt cho cá ăn. Không riêng gì thôn Ngòi Sẻ, cả xã Minh Quân ít cũng phải 50% diện tích cấy bằng giống BC15 và cũng đều trong tình trạng mất mùa trắng.

Toàn bộ giống lúa này người dân đều mua tại đại lý bán  giống nhà ông Nguyễn Mạnh Học, thôn Gò Bông, xã Minh Quân với giá 32 ngàn đồng/kg. Giống do Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình sản xuất, cung ứng. Sau khi mua giống về, người dân đều áp dụng và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng in trên bao bì, áp dụng các biện pháp thâm canh bình thường và phòng trừ sâu bệnh tốt, nhưng khi lúa trổ bông có tới 90% hạt lép, có nhiều bông lép 100%.

Nông dân thôn Ngòi Sẻ, xã Minh Quân đi nhặt từng hạt thóc về cho gà, vịt ăn.

Không riêng gì các hộ dân ở xã Minh Quân mà không ít diện tích lúa của các xã Nga Quán, Y Can, Báo Đáp (Trấn Yên); Đông Cuông (Văn Yên), Khánh Hòa (Lục Yên); Thanh Lương, Thạch Lương (Văn Chấn) cũng trong tình trạng tương tự.

Song, khi liên lạc với các ngành chức năng của các địa phương này, phóng viên đều nhận được câu trả lời: “Chúng tôi mới nghe dân nói thế, hiện đang cho cán bộ đi kiểm tra và thống kê diện tích”! Đến nay bà con nông dân trong tỉnh đã cơ bản thu hoạch xong diện tích lúa vụ đông xuân 2012 - 2013 nhưng những diện tích mất mùa do người dân cấy giống lúa thuần BC15 của Tổng công ty Giống Thái Bình sản xuất cung ứng mất mùa là bao nhiêu thì các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn vẫn chưa có số liệu chính xác.

Đành rằng giống lúa thuần BC15 không nằm trong cơ cấu giống vụ đông xuân 2012 - 2013 trên địa bàn tỉnh, việc sử dụng giống này trong sản xuất hoàn toàn là do tự phát của người dân, thế nhưng vấn đề đặt ra là vai trò quản lý nhà nước ở đâu? Lỗi là do người dân sử dụng giống lúa không theo sự chỉ đạo của chính quyền và ngành chuyên môn nên phần thua thiệt đương nhiên đổ lên đầu người dân. Nhưng các cơ quan quản lý, hệ thống chính quyền từ thôn, bản xã, huyện, rồi phòng nông nghiệp, khuyến nông, bảo vệ thực vật ở đâu mà lại để người dân gieo cấy tự phát hàng trăm ha giống lúa không đảm bảo như vậy? Phải chăng chúng ta đang bỏ ngỏ công tác hướng dẫn sản xuất, quản lý sản xuất nông nghiệp? Giống BC15 không nằm trong cơ cấu giống của tỉnh sao vẫn để các đại lý bán giống cho dân? 

Việc mất mùa giống lúa BC15 là một bài học lớn cho người nông dân và ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, các địa phương và các ngành chuyên môn cũng cần vào cuộc để thống kê chính xác diện tích, tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến mất mùa từ giống lúa BC15 do Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình sản xuất, cung ứng. Nếu đúng là do chất lượng giống thì các cơ quan chức năng cần vào cuộc và xử lý đơn vị cung ứng giống theo Pháp lệnh Giống cây trồng đã ban hành.

Thanh Phúc

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục