Mở rộng vòng tay nhân ái

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/8/2013 | 3:06:45 PM

YBĐT - Theo số liệu của cơ quan chức năng, từ năm 2005 đến nay, Yên Bái đã phát hiện 39 vụ, 90 đối tượng với 39 nạn nhân của tội phạm buôn bán người. Sau mỗi chuyên án thành công ấy, mỗi nạn nhân trở về đều mong muốn nhận được sự chia sẻ, cảm thông và mong muốn mọi người hãy mở rộng vòng tay nhân ái đón họ trở về để bắt đầu một cuộc sống mới.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán tái hòa nhập cộng đồng.
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán tái hòa nhập cộng đồng.

Mở rộng những vòng tay nhân ái

Tại Hội thảo “Hỗ trợ nạn nhận bị buôn bán tái hoà nhập cộng đồng” do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức cuối tháng 7 vừa qua, tôi được gặp chị N., người phụ nữ dân tộc Dao ở xã Phúc An, huyện Yên Bình - một nạn nhân bị buôn bán trở về. Sau vài câu chuyện cùng những lời động viên, chia sẻ, chị mới kể cho chúng tôi nghe về những tháng ngày chị bị lừa bán sang Trung Quốc. Chỉ vì tin bạn mà N. bị lừa bán sang Trung Quốc. Cuộc sống cơ cực nơi xứ người khiến chị phải tìm mọi cách tự giải thoát cho bản thân bỏ trốn về Việt Nam và tố cáo kẻ đã bán mình.

Khi mới trở về, cuộc sống của chị vô cùng khó khăn, họ hàng, làng xóm nhìn chị với con mắt hoàn toàn khác. Họ không cho rằng chị là nạn nhân bị buôn bán mà nghĩ chị là thủ phạm đem bán đứa cháu họ của mình sang Trung Quốc (vì khi chị bị lừa bán, chị có đi cùng đứa cháu họ). Không thể giải thích được với bà con làng xóm, với gia đình, chị đã tố cáo sự việc lên cơ quan công an nhờ giải quyết.

Thủ phạm đã cúi đầu nhận tội. Nỗi oan của chị đã được giải nhưng khó khăn nhất đối với N. là làm thế nào để tái hoà nhập cộng đồng, để có việc làm, có thu nhập giúp đỡ bố mẹ già và nuôi con ăn học? Thông qua Hội Phụ nữ xã, hoàn cảnh của chị đã được Hội Phụ nữ tỉnh, Tổ chức Tầm nhìn thế giới biết đến và hướng dẫn chị lập kế hoạch cho bản thân.

Đến tháng 9/2012, Tổ chức Tầm nhìn thế giới hỗ trợ N. 9 triệu đồng để mở một cửa hàng bán quần áo và 600.000 đồng để mua đồ dùng học tập cho con bước vào năm học mới. Số tiền tuy không lớn nhưng là động lực để chị vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống. Đến nay, thu nhập trung bình hàng tháng của N. đã đạt trên 2 triệu đồng.

Ngoài ra, những lúc rảnh rỗi, chị còn đan rọ tôm và thêu khăn thổ cẩm cùng các chị em trong thôn. Đây cũng là cơ hội N. tiếp cận với chị em, với bà con hàng xóm để quên đi mặc cảm, tự ti của bản thân. Chị N. đã mạnh dạn tham gia sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể, gắn bó và chia sẻ kinh nghiệm với mọi người. Đến nay, N. đã có căn nhà mới rộng chừng 40 m2 và mở cho mình một quán bán quần áo ngay tại gia đình.

Tuổi 16, T. sinh năm 1996 ở xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn đã là nạn nhân trong một vụ buôn bán người. Sau khi được giải cứu, T. trở về trong tình trạng sức khoẻ yếu, tinh thần không ổn định phải đi điều trị dài ngày tại bệnh viện. Sau khi xuất viện, T. không dám ra ngoài vì sợ mọi người dị nghị và không dám tiếp xúc với bà con hàng xóm. Do sức khỏe yếu nên chị không thể làm được những công việc nặng nhọc, bản thân muốn đi làm thuê giúp bố mẹ chi trả tiền thuốc men nhưng do chưa đến tuổi lao động nên không ai nhận khiến cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn.

Được sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ xã Hạnh Sơn, Hội Phụ nữ tỉnh Yên Bái và Tổ chức Tầm nhìn thế giới, T. đã được hỗ trợ gần 8 triệu đồng để mở một cửa hàng tạp hoá nhỏ. Đến tháng 6/2013, T. được hỗ trợ thêm 6 triệu đồng nữa để đầu tư mua sắm các thiết bị phục vụ bán hàng, tăng thu nhập cho gia đình và có thêm tiền để thuốc men.

Với chị N., chị T., sự hỗ trợ của hội phụ nữ các cấp không chỉ có ý nghĩa về vật chất mà còn mang ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần, là động lực để các chị biết tự mình vươn lên trong cuộc sống.

Giúp nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng

Trong những năm qua, tình hình tội phạm buôn bán người diễn ra khá phức tạp và nghiêm trọng. Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Họ bị lừa bán ra nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau. Theo số liệu của cơ quan chức năng, từ năm 2005 đến nay, Yên Bái đã phát hiện 39 vụ, 90 đối tượng với 39 nạn nhân của tội phạm mua bán người, chủ yếu thuộc địa bàn các huyện: Văn Chấn, Lục Yên, Mù Cang Chải… Phần lớn đối tượng là người địa phương có mối quan hệ quen biết, thậm chí là anh em họ hàng với nạn nhân. Chúng lợi dụng những người nhẹ dạ, cả tin, hoàn cảnh gia đình éo le, kinh tế khó khăn, không có việc làm... hoặc ở các vùng nông thôn, trình độ dân trí thấp.

Với thủ đoạn lừa nạn nhân đi làm các công việc nhàn hạ với mức thu nhập cao, làm quen qua mạng Internet, vờ yêu, đi du lịch để lừa bán ra nước ngoài. Hầu hết các đối tượng phạm tội có người thân, người quen đang sinh sống, làm ăn (kinh doanh nhà nghỉ, nhà trọ, môi giới mại dâm) ở nước ngoài móc nối với nhau để buôn bán người ép làm gái mại dâm hoặc bán đi làm vợ. Hầu hết các vụ mua bán người xảy ra trên địa bàn được phát hiện qua biên giới các tỉnh: Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai và Quảng Ninh.

Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, các đối tượng người Mông câu kết với các đối tượng người Mông trên địa bàn tỉnh Lào Cai và người Mông (Trung Quốc) lừa bán các cô gái Mông sang Trung Quốc làm vợ. Từ đầu năm đến nay, Công an Yên Bái xác lập 1 chuyên án và phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an tổ chức đấu tranh 2 chuyên án về mua bán người, đấu tranh làm rõ 3 chuyên án, tiến hành khởi tố 3 vụ, 5 bị can, chuyển Công an tỉnh Lào Cai khởi tố, điều tra, xử lý 1 vụ, 2 bị can.

Để kịp thời hỗ trợ các nạn nhân bị mua bán trở về, Hội LHPH tỉnh đã chủ động phối hợp với các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương nắm bắt thông tin và lên phương án hỗ trợ kịp thời.

Bà Nguyễn Thị Bích Liên - Phó chủ Hội LHPN tỉnh cho biết: “Sau hơn 1 năm triển khai Dự án Bảo vệ nạn nhân bị buôn bán trở về, đến nay đã có 6 nạn nhân tại các huyện: Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Mù Cang Chải được hỗ trợ với số tiền gần 45 triệu đồng để tham gia các lớp học nghề, học kỹ năng sống và hỗ trợ các nguồn lực ổn định cuộc sống.

Cùng với đó, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cấp hội thường xuyên thăm hỏi, động viên chị em tích cực tham gia sinh hoạt hội”. Tuy nhiên, hoạt động của Dự án trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng gặp những khó khăn do đội ngũ cán bộ cơ sở năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực công tác xã hội, hỗ trợ nạn nhân, dẫn đến cung cấp thông tin ban đầu, xác định tình trạng, nhu cầu của nạn nhân, xây dựng kế hoạch hỗ trợ nạn nhân còn chậm.

Nạn nhân thiếu thông tin về các dịch vụ tại cộng đồng, còn e ngại tìm đến các dịch vụ để hỗ trợ. Nhiều trường hợp, chính bản thân nạn nhân cũng chưa sẵn sàng cho sự hỗ trợ hoặc chưa xác định được bản thân thực sự cần hỗ trợ gì. Sự chia sẻ, đồng cảm với các nạn nhân trong cộng đồng còn hạn chế. Do vậy, các nạn nhân sau khi trở về có tâm lý nặng nề, hoang mang, lo lắng, kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Để thực hiện quả Dự án Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tái hoà nhập cộng đồng trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, xã hội hóa công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về dựa vào cộng đồng, huy động nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, lồng ghép hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán với thực hiện các đề án khác của chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 – 2015, với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác như phòng, chống tệ nạn xã hội, dạy nghề, xóa đói giảm nghèo, việc làm…

Hà Anh

Các tin khác
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động của Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành.

Tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 13/13 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện kiểm tra tài chính đồng cấp, đạt 100% kế hoạch kiểm tra tài chính đồng cấp năm 2024.

HĐND xã Liên Mạc, huyện Mê Linh thông qua Dự thảo Nghị quyết về việc tán thành chủ trương nhập xã Vạn Yên và xã Liên Mạc hồi đầu tháng 4.

Trong hai năm tới, Hà Nội sẽ thực hiện việc sáp nhập 100 đơn vị hành chính cấp xã, phường.

Hội HTGĐLS tỉnh Yên Bái, Nhà máy Z 183 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và lãnh đạo huyện Trấn Yên trao tiền hỗ trợ cho gia đình ông Nguyễn Văn Nghĩa, thôn 6, xã Hòa Cuông (Trấn Yên).

Ngày 15/5, Hội Hỗ trợ gia đình Liệt sỹ (HTGĐLS) tỉnh Yên Bái phối hợp với hai huyện Trấn Yên và huyện Yên Bình cùng đơn vị tài trợ là Nhà máy Z183 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà tình nghĩa cho 2 gia đình chính sách khó khăn về nhà ở với số tiền 80 triệu đồng mỗi nhà.

Lãnh đạo Hội Cựu TNXP tỉnh và các doanh nghiệp trao sổ tiết kiệm cho các cựu TNXP có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh (Ảnh minh họa).

Thành phố Yên Bái vừa có công văn yêu cầu các xã, phường tổ chức rà soát, lập danh sách các đối tượng thanh niên xung phong (TNXP) chưa được hưởng chế độ trợ cấp thuộc diện hưởng trợ cấp theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục