“Lệ làng” mang ý Đảng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/1/2014 | 8:54:55 AM

YBĐT - Quy ước, hương ước thôn, bản được các thôn, bản trên địa bàn được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng thuận xây dựng và triển khai từ năm 2011. Sau 3 năm đi vào cuộc sống, những phong tục, tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ, thay vào đó là những nếp sống văn hóa mới.

Đồng chí Vũ Quỳnh Khánh (thứ hai, trái sang) - Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu thăm lớp học mầm non xã Tà Xi Láng.
Đồng chí Vũ Quỳnh Khánh (thứ hai, trái sang) - Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu thăm lớp học mầm non xã Tà Xi Láng.

Trở lại xã Trạm Tấu vào những ngày cuối năm khi đồng bào dân tộc Mông nơi đây đang chuẩn bị đón tết Nguyên đán, cái tết chung thứ 2 được tổ chức theo chủ trương ăn chung một tết của Tỉnh ủy và Huyện ủy Trạm Tấu, Trưởng bản Mùa A Dê, thôn Tấu Trên, xã Trạm Tấu cho biết: "Bản mới chỉnh sửa nội dung ăn chung một tết Nguyên đán và quy ước, hương ước thôn, bản. Việc triển khai quy ước, hương ước của thôn, bản được nhân dân trong thôn cùng xây dựng, cùng cho ý kiến thống nhất các nội dung. Trong đó, trọng tâm là việc phát triển kinh tế, cho con em đến trường học, không sinh con thứ 3, con em muốn kết hôn phải đến xã đăng ký, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước".

Do triển khai được nhân dân đồng thuận ủng hộ nên triển khai từ tháng 4 năm 2011, 3 tháng sau trong bản đã có đám tang người Mông đầu tiên được tổ chức theo nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư như cho người chết vào quan tài trước khi đem đi chôn cất, đám tang không tổ chức quá 48h".

Ông Cứ A Sử thôn Tấu Trên chia sẻ: "Quy ước, hương ước của thôn được nhân dân cùng xây dựng, nó đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Là đảng viên thì phải đi trước”. Vì thế, khi mẹ mất, ông Sử đã mạnh dạn vận động mọi người trong gia đình cũng như trong dòng họ đưa mẹ vào quan tài trước khi chôn cất, đám tang tổ chức trong 48h, không mổ nhiều trâu bò để tiết kiệm.

Quy ước, hương ước thôn, bản được nhân dân tại 5/5 thôn, bản xây dựng và đi vào cuộc sống có điểm chung là phát triển kinh tế gia đình, đưa con em đến trường đúng độ tuổi, không tảo hôn, không sinh con thứ 3 trở lên, việc hiếu, hỉ được tổ chức theo nếp sống văn hóa mới và thực hiện nghiêm các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Ông Thào A Chú - Phó bí thư Đảng ủy xã Trạm Tấu cho biết: "Quy ước, hương ước thôn, bản đi vào cuộc sống đã trở thành luồng gió mới cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong lĩnh vực kinh tế, đã có hàng chục hộ dân chuyển đổi hơn 100 ha đất sản xuất kém hiệu quả như sắn và lúa nương sang trồng ngô đồi, nhân dân luôn duy trì tốt các diện tích lúa 2 vụ, trên địa bàn xã không còn diện tích lúa 1 vụ. Công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng được nhân dân thực hiện tốt nên những năm qua trên địa bàn xã không còn tình trạng chặt phá rừng. Việc huy động học sinh tại các cấp học đã được nâng lên rõ rệt, nếu như ở thời điểm trước khi quy ước, hương ước được triển khai, tỷ lệ huy động học sinh chuyên cần ở các cấp học chỉ đạt 85% thì đến nay con số này đã nâng lên 98%. Việc tổ chức hiếu, hỉ được nhân dân thực hiện theo nếp sống văn hóa mới như: tổ chức ít ngày, không mổ nhiều trâu, bò để tiết kiệm chi phí; các trường hợp kết hôn đã chủ động đến xã để đăng ký, những trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, sinh con thứ 3 trở lên đều giảm".

Ông Giàng A Lồng - Chủ tịch UBND xã Pá Hu cho biết: "Việc thay đổi những phong tục, tập quán lâu đời trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc gặp rất nhiều khó khăn nên ngay khi huyện có chủ trương hướng dẫn nhân dân các thôn, bản xây dựng quy ước, hương ước, xã đã chỉ đạo các đoàn thể đẩy mạnh việc vận động những người có uy tín trong đồng bào dân tộc tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân trong dòng họ và trong thôn, bản đóng góp ý kiến tham gia xây dựng. Nhờ đó đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân dân, nội dung đều đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là việc phát triển kinh tế xã hội như: bảo vệ rừng, cho con em đến trường đúng độ tuổi, tiền sính lễ, trong đám hiếu, đám hỉ, người chết phải được đưa vào quan tài trước khi đem đi chôn cất".

Pá Hu là xã sớm triển khai có hiệu quả nội dung quy ước, hương ước thôn bản trên địa bàn huyện Trạm Tấu, đặc là trong việc vận động nhân dân đưa người chết vào quan tài trước khi an táng, và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi. Thực hiện chủ trương của huyện về việc sửa đổi các nội dung của quy ước, hương ước thôn, bản, xã đã chỉ đạo các đoàn thể, cán bộ, đảng viên tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi nội dung quy ước, hương ước để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trong đó, tập trung sửa đổi các nội dung về công tác quản lý bảo vệ rừng, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, việc duy trì ăn chung một tết Nguyên đán, đóng góp ngày công để tu sửa các công trình giao thông nông thôn.v.v...

 

Lãnh đạo huyện Trạm Tấu kiểm tra kết quả diện tích ngô chuyển đổi tại xã Trạm Tấu.

Huyện Trạm Tấu có 69 thôn, bản trong đó hơn 50 thôn, bản người Mông, do phong tục, tập quán lâu đời trong sản xuất cũng như trong đời sống văn hóa đã làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội trong đồng bào dân tộc Mông nói riêng và huyện Trạm Tấu nói chung. Năm 2011, huyện đã đẩy mạnh công tác chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể, các xã thực hiện tốt việc tuyên truyền định hướng cho các thôn, bản xây dựng quy ước, hương ước của làng bản, nội dung trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thực hiện chủ trương đó, các xã trên địa bàn đã tuyên truyền vận động những người là già làng, trưởng dòng họ và người có uy tín trong cộng đồng tham gia tuyên tuyền, đóng góp ý kiến xây dựng nội dung quy ước, hương ước của làng, bản, đồng thời  định hướng cho các thôn, bản xây dựng quy ước, hương ước phù hợp với phong tục, tập quán.

Nhờ đó, sau gần 3 năm quy ước, hương ước của làng bản đi vào cuộc sống, bộ mặt vùng cao Trạm Tấu đã thay đổi rõ rệt. Năm 2013, sản xuất nông, lâm nghiệp toàn huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành được một số vùng sản xuất ngô tập trung, điển hình một số xã như Trạm Tấu, Pá Hu, Tà Xi Láng...

Tổng diện tích cây lương thực toàn huyện đạt 6.508,5ha, trong đó có hơn 300 ha đất sản xuất lúa nương và sắn kém hiệu quả được chuyển sang trồng ngô hàng hóa, đưa sản lượng lương thực đạt 19.129,18 tấn; lương thực bình quân đầu người đạt 654,64 kg/năm. Việc huy động học sinh đến trường ở các cấp học đã nâng lên theo từng năm. Nếu như tỷ lệ học sinh chuyên cần toàn huyện năm 2011 chỉ đạt 85% thì nay đã nâng lên 96%.

Công tác xã hội hóa giáo dục đã có sự chuyển biến, nhiều hộ gia đình đã tự nguyện hiến đất xây trường lớp học, phong trào xây dựng “Kho thóc khuyến học” đã được nhân dân các xã nhiệt tình hưởng ứng.

Những phong tục, tập quán vốn đã ăn sâu bám rễ trong đời sống nhân dân như tổ chức đám tang nhiều ngày, giết mổ nhiều gia súc, bón cơm cho người chết nay đã được hủy bỏ. Trong năm, toàn huyện đã có gần 200 đám tang người Mông được tổ chức theo nếp sống văn hóa mới; việc thách cưới cao và tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đã giảm hẳn.

Để quy ước, hương ước thôn, bản tiếp tục phát huy hiệu quả hơn nữa trong đời sống nhân dân, huyện Trạm Tấu đã có chủ trương chỉ đạo các xã tiếp tục tuyên truyền, vận động  định hướng cho nhân dân chỉnh sửa những nội dung của quy ước, hương ước để phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương mà trọng tâm là việc tổ chức đám hiếu, đám hỉ, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Lộc Chầm  

Các tin khác
Trường THCS Mường Lai đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2011.

YBĐT - Những ngày này, các thế hệ thầy cô giáo và học sinh Trường THCS Mường Lai đang tích cực đẩy mạnh mọi hoạt động để chuẩn bị dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường (1963 - 2013).

Dự thảo điều chỉnh phương án thi và công nhận tốt nghiệp THPT gồm 2 phương án mới sẽ được lấy ý kiến rộng rãi của dư luận xã hội.

Chiều 2/1, Bộ GD-ĐT tổ chức họp thông báo về Dự thảo một số điều chỉnh phương án thi và công nhận tốt nghiệp THPT. Dự thảo này sẽ được lấy ý kiến rộng rãi các nhà quản lý giáo dục, thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh cũng như đông đảo dư luận xã hội để có thể áp dụng vào năm 2014.

YBĐT - Năm 2014, thị xã Nghĩa Lộ sẽ có 1 cơ sở điều trị bằng Methadone đi vào hoạt động và có khoảng 100 người được điều trị bằng Methadone trong năm đầu triển khai dự án. Trong đó, chú trọng ưu tiên các đối tượng dưới 18 tuổi, đối tượng là người nghèo.

Đồng chí Lường Văn Hom - Giám đốc Sở Y  tế Yên Bái phát biểu ý kiến tại Hội nghị.

YBĐT - Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Hội nghị giao ban trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2013; triển khai trọng tâm kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2014 do Chính phủ tổ chức sáng ngày 2/1/2014. Đồng chí Lường Văn Hom- Giám đốc Sở Y tế chủ trì tại điểm cầu Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục