Mù Cang Chải tập trung xây dựng "Trường học số”

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/11/2024 | 7:42:20 AM

YênBái - Năm học 2024 - 2025, Mù Cang Chải tập trung đẩy mạnh xây dựng "Trường học số”, triển khai áp dụng công nghệ AI trong các hoạt động giáo dục; áp dụng các hình thức dạy học trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến, dạy học liên cấp, liên trường phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương...

Một giờ học của giáo viên và học sinh Trường TH&THCS thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải.
Một giờ học của giáo viên và học sinh Trường TH&THCS thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải.

Trường TH&THCS thị trấn Mù Cang Chải là một trong những đơn vị điểm thực hiện chuyển đổi số (CĐS) của ngành GD&ĐT huyện vùng cao Mù Cang Chải. Nhà trường xác định CĐS được triển khai thực hiện trong dạy học và quản lý. Ngay từ đầu năm học, nhà trường ban hành kế hoạch, quy chế tổ chức dạy học trực tuyến. Ôn luyện học sinh giỏi, các thầy cô ngoài ôn trực tiếp ở trường còn tổ chức các tiết ôn luyện trực tuyến vào buổi tối, ngày nghỉ. 

Nhà trường còn kết nối với nhóm "Chắp cánh Bách khoa” của sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức ôn luyện học sinh giỏi, ôn thi vào THPT môn Toán cho nhóm học sinh THCS qua hình thức trực tuyến; kết nối với cô Lương Quỳnh Trang - giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội hỗ trợ ôn luyện cho các em thi học sinh giỏi khối lớp 8, lớp 9 mỗi tuần 1 buổi hoàn toàn miễn phí… Ngoài ra, nhà trường xây dựng Kho học liệu số liên kết với Kho học liệu số của Phòng GD&ĐT huyện. 

Cô giáo Lương Thị Hồng Hạnh - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhà trường luôn quan tâm thực hiện công tác CĐS, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng. Đến nay, 100% cán bộ, giáo viên có tài khoản LMS, khai thác hiệu quả học liệu số. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có trên 13.000 tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin. Tất cả phòng học có máy chiếu, tivi kết nối Internet và 12 phòng học có bảng tương tác sử dụng. Nhà trường sử dụng các phần mềm trong quản lý nhân sự, hồ sơ chuyên môn, hồ sơ kế toán, quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học, hồ sơ y tế; triển khai học bạ số; sử dụng phòng học không giấy tờ. 

Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức nhiều cuộc thi trực tuyến như thiết kế bưu thiếp điện tử, ảnh "Khoảnh khắc bên thầy cô”, cuộc thi "Đọc sách để thay đổi”… Mới đây, nhà trường triển khai cuộc thi "Mù Cang Chải trong tôi” cho học sinh thiết kế pano, inforgraphic tuyên truyền, làm các video quảng bá du lịch, văn hóa. 

Nhờ đó, chất lượng giáo dục toàn diện tăng dần qua các năm học, chất lượng giáo dục mũi nhọn có nhiều chuyển biến tích cực. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 29 học sinh giỏi cấp huyện, điểm thi THPT tăng từ 5,38 điểm (năm học 2022 - 2023) lên 6,18 điểm (năm học 2023 - 2024); khối tiểu học có học sinh đạt giải cấp quốc gia các cuộc thi trên Internet. Năm học 2023 - 2024, lần đầu tiên nhà trường có học sinh đỗ lớp chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành.

Đó là một trong những kết quả CĐS của ngành GD&ĐT huyện Mù Cang Chải với việc chú trọng quán triệt, triển khai nghiêm túc, bài bản các nghị quyết, đề án, kế hoạch về CĐS của các cấp giai đoạn 2021 - 2025, đến năm 2030 và kế hoạch cụ thể từng năm; phối hợp với các cơ quản quản lý Nhà nước, các đơn vị cung ứng dịch vụ viễn thông, cung ứng nền tảng, phần mềm phục vụ CĐS... đến các đơn vị trường. 

Đồng thời, Phòng tổ chức bồi dưỡng, tập huấn CĐS cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục theo cách vừa mở tư duy, cung cấp kiến thức vừa rèn kỹ năng theo cách "cầm tay chỉ việc”; tham mưu, đề xuất với các cấp lồng ghép hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa để đầu tư nâng cấp hạ tầng CĐS cho các trường. 

Năm học 2023 - 2024, toàn ngành thực hiện 114.726 tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin, dạy học theo hướng CĐS và 1.368 tiết học không biên giới; tăng cường dạy học trực tuyến, dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến đã góp phần tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh toàn huyện thiếu giáo viên, nhất là giáo viên Tiếng Anh. 

Ông Nguyễn Anh Thủy - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải chia sẻ: "Năm học 2024 - 2025, toàn ngành tập trung chỉ đạo đẩy mạnh CĐS trong các đơn vị trường học, trong đội ngũ nhà giáo; đẩy mạnh xây dựng "Trường học số”, triển khai áp dụng công nghệ AI trong các hoạt động giáo dục; áp dụng các hình thức dạy học trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến, dạy học liên cấp, liên trường phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương; tiếp tục xây dựng kiểm duyệt và triển khai sử dụng học liệu số, xây dựng Kho học liệu số của ngành giáo dục… rút ngắn quá trình đổi mới gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, đóng góp tích cực vào quá trình CĐS của địa phương”. 

Nỗ lực vượt khó, ngành GD&ĐT huyện Mù Cang Chải quyết tâm đổi mới tư duy, phương pháp lãnh đạo, quản lý của ngành giáo dục; góp phần thúc đẩy hiện đại hóa, số hóa và nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu về CĐS chung của xã hội số và CĐS trong lĩnh vực GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. 

Đến nay, 100% trường phổ thông và mầm non áp dụng hiệu quả hệ thống quản trị nhà trường VnEdu; 100% trường tiểu học thực hiện học bạ số; 100% đơn vị trường thực hiện xử lý hồ sơ công việc tại các cơ sở giáo dục được giao dịch và giải quyết trên môi trường số (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật); 100% đơn vị trường hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng phần mềm Kho học liệu số; 100% đơn vị trường phổ thông có Phòng Tin học…

Thanh  Ba

Tags Chuyển đổi số giáo dục Mù Cang Chải

Các tin khác
Liên đoàn Lao động tỉnh – Sở Thông tin và Truyền thông ký kết kế hoạch phối hợp công tác chuyển đổi số, giai đoạn 2024 – 2028.

Chiều ngày 12/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh – Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch phối hợp công tác chuyển đổi số (CĐS), giai đoạn 2024 – 2028.

Ảnh minh họa.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị tăng cường sử dụng chữ ký số công vụ trong xử lý văn bản, hồ sơ công việc; phấn đấu 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định.

Ứng dụng truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử giúp rút ngắn thời gian xử lý một số thủ tục trong quản lý tàu cá.

Từ tháng 1/2024, Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai phần mềm Hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử (eCDT VN).

Quang cảnh buổi Hội thảo.

Kết quả khảo sát cho thấy, nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất của thanh niên là Facebook, Zalo và Tiktok. Các tình huống dụ dỗ, lừa đảo chủ yếu trên hai nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam là Facebook và Zalo, với 39,43% số người đã mất tiền với những tình huống lừa đảo này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục