“Bán trú” giúp em tới trường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/9/2014 | 2:48:18 PM

YBĐT - Hơn 3 năm trở lại đây, nhờ phát huy mô hình bán trú, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lang Thíp (huyện Văn Yên) đã từng bước nâng cao vai trò trong công tác giáo dục của địa phương. Trường đảm bảo nơi ăn, ở, sinh hoạt cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, yên tâm học tập, góp phần duy trì ổn định tỷ lệ chuyên cần ở các lớp.

Học sinh bán trú Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lang Thíp trồng, chăm sóc rau sạch cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Học sinh bán trú Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lang Thíp trồng, chăm sóc rau sạch cải thiện bữa ăn hàng ngày.

Là xã thượng huyện, Lang Thíp có 19 thôn, bản, trong đó có trên 10 thôn cách xa trung tâm từ 5 km trở lên. Bị ngăn cách bởi nhiều đồi núi, khe suối hiểm trở nên những năm trước, sau khi học xong tiểu học, tỷ lệ học tiếp lên THCS đạt rất thấp.

Ông Cư Seo Giả ở thôn Tiến Đạt, là một phụ huynh học sinh bán trú cho biết: “Mấy năm trước, chỉ một vài gia đình có điều kiện hoặc người quen, bạn bè ở ngoài xã mới cho con cháu ra ở trọ, ở thuê để học thôi, còn lại đều nghỉ ở nhà đi làm nương. Từ khi có nhà bán trú, các cháu đi học được Nhà nước và nhà trường nuôi ăn ở, sinh hoạt nên không kể hộ giàu nghèo, chúng tôi đều đã có thể cho con cháu ở bán trú ngoài xã để học tập được đảm bảo và đầy đủ”.

Đời sống được nâng cao, các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc học hành của con em, công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Tuy nhiên, đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phần lớn vẫn phụ thuộc vào trợ cấp của Nhà nước nên với phụ huynh lo một lúc cho hai, ba đứa con theo học ở xã cũng là vấn đề không hề nhỏ. Vì vậy, việc xây dựng mô hình bán trú trong các trường vùng cao đã giải quyết được phần nào khó khăn cho đồng bào để đảm bảo con em được đến trường.

Em Giàng Seo Thắng, học sinh lớp 6b, đến từ thôn Hang Gấu cách trường 24 km, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Em cho biết: “Bố em mất sớm, một mình mẹ nuôi 6 anh, chị em nên nhà nghèo lắm! Em là con thứ 4, trên em chỉ có duy nhất một anh trai được học hết lớp 12 tại trường nội trú, hai anh, chị còn lại chỉ học hết lớp 5 rồi nghỉ ở nhà giúp mẹ. Nhờ có trường bán trú, được Nhà nước trợ cấp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ, em may mắn được đến trường. Em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện”.

Từ khi có mô hình bán trú, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi các thôn xa trung tâm của Lang Thíp cơ bản đều được đến trường. Nếu như năm học 2011 - 2012, thôn Thíp Dạo chỉ trên 30 học sinh đi học THCS  thì năm học 2014 - 2015 đã có 73 em, chủ yếu là bán trú, 99% trẻ em trong độ tuổi đã được đến trường, số em bỏ học giữa chừng cũng giảm nhiều so với trước đây. Năm học mới này, thôn Thíp Dạo chỉ còn 3 em bỏ học chủ yếu vì các lý do cá nhân. Chính quyền địa phương và nhà trường đang tích cực vận động các em tiếp tục trở lại lớp học.

Nhờ mô hình bán trú, thôn không còn học sinh phải nghỉ học, bỏ học vì thiếu gạo, thiếu tiền. Từ mô hình này nhiều em học sinh đã vượt qua khó khăn về hoàn cảnh gia đình và giao thông đi lại cách trở, vươn lên trong học tập. Điển hình như các em: Triệu Thị Nhể lớp 9b (thôn Đam 2), Vàng Thảo Nguyên lớp 8a (thôn Liên Sơn)... gia đình đều thuộc diện hộ nghèo, đông anh, chị em và nhà cách trường trên 20km nhưng với nỗ lực vươn lên, các em luôn giữ được học lực từ khá trở lên trong các năm học qua.

Năm học 2014 - 2015, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lang Thíp có trên 500 học sinh, trong đó có trên 360 học sinh dân tộc thiểu số và có tới 318 em bán trú. Nhưng do điều kiện chỉ có 5 phòng nội trú nên nhà trường mới chỉ sắp xếp được cho 120 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gần 200 em khác vẫn phải ở trọ nhà dân, người quen, bạn bè xung quanh trường. Đó là điều mà các thầy cô ở đây đang trăn trở.

A Mua  

Các tin khác
Cán bộ Hội Chữ thập đỏ tỉnh và huyện Trấn Yên trao quà tết cho các gia đình khó khăn.

YBĐT - Những năm qua, dù làm “cầu nối” hay trực tiếp tổ chức thực hiện, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Trấn Yên đều thể hiện vai trò nòng cốt trong hoạt động nhân đạo, từ thiện. Hàng nghìn người nghèo đã vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống từ sự chung tay của các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và cả cộng đồng.

Các đồng chí lãnh đạo huyện Yên Bình thăm khu đất rộng hơn 400m2 do ông Vũ Văn Mười ở thôn Làng Mới, xã Mông Sơn hiến tặng để xây nhà văn hóa thôn. (Ảnh: Đức Thành)

YBĐT - Những năm qua, công tác dân vận ở huyện Yên Bình (Yên Bái) đã góp phần vun đắp truyền thống đoàn kết, gắn bó trong nhân dân; khơi dậy tinh thần tự lực tự cường, hăng hái thi đua lao động sản xuất và tương trợ, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Đường

YBĐT - Câu hỏi đặt ra cho chính quyền các cấp ở Văn Yên khi triển khai chương trình làm đường liên thôn, bản tới các cụm dân cư các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) theo Quyết định số 30 ngày 28/9/2011 giai đoạn 2010 - 2015 của UBND tỉnh Yên Bái (gọi tắt là 30b) là sẽ huy động nguồn lực của dân như thế nào để làm đường. Đường "30b" quy mô nhỏ nhưng nếu không nắm chắc nhu cầu của dân, hiểu rõ nhu cầu của con đường thì thực hiện cũng sẽ khó khăn...

Cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự huyện rà soát hồ sơ các đối tượng được hưởng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.

YBĐT - Quyết định 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc là chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Thời gian qua, huyện Văn Yên đã và đang triển khai thực hiện tốt quyết định này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục