Mù Cang Chải: Tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/6/2015 | 2:23:49 PM

YênBái - YBĐT - Mặc dù còn khó khăn nhưng nhiều năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE) ở huyện Mù Cang Chải đã có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em được cải thiện rõ nét.

Điều kiện học tập của con em đồng bào Mông ở Mù Cang Chải ngày càng được quan tâm tốt hơn.
(Ảnh: Đức Hồng)
Điều kiện học tập của con em đồng bào Mông ở Mù Cang Chải ngày càng được quan tâm tốt hơn. (Ảnh: Đức Hồng)

Thực hiện Quyết định số 267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015, những năm qua, huyện Mù Cang Chải luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác BVCSTE trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, huyện đã xây dựng chương trình bảo vệ trẻ em và chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn, định kỳ hàng năm xây dựng chương trình, kế hoạch về công tác trẻ em ngay từ đầu năm và gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, nhất là các chương trình như: xây dựng nông thôn mới; chuẩn quốc gia về y tế; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”…

Qua đó, toàn huyện có 1.380 trẻ em được tiêm chủng, cấp 1.368 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), theo dõi tăng trưởng cho trẻ dưới 5 tuổi hàng năm đạt từ 90-95%, công tác phòng chống HIV/AIDS ở trẻ em có nhiều chuyển biến… Đồng thời, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện và UBND các xã, thị trấn đã tích cực chỉ đạo, triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm thực hiện tốt mục tiêu chương trình bảo vệ trẻ em đã đề ra.

Bên cạnh đó, hàng năm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) tỉnh đã chỉ đạo huyện triển khai nhiều hoạt động BVCSTE với một số hoạt động như: đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về BVCSTE, tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chú trọng công tác xây dựng mô hình điểm về BVCSTE.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác BVCSTE ở Mù Cang Chải cũng vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức, bởi Mù Cang Chải là một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, có trên 90% là người dân tộc Mông. Phần lớn các hộ dân đều sinh sống trên vùng núi cao, cách xa trung tâm huyện, trình độ dân trí thấp, các khu vui chơi, giải trí cho trẻ em hầu như không có, do vậy, công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em cũng khó khăn. Số lượng trẻ em đông với mức bình quân mỗi năm tăng gần 2.000 trẻ, nên điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ theo mô hình kết hợp giữa 3 môi trường: gia đình -nhà trường-xã hội chưa được thực hiện đồng bộ mà chủ yếu là từ phía gia đình.

Ông Trịnh Thế Bình-Trưởng phòng LĐ,TB&XH huyện cho biết: để thực hiện tốt hơn công tác này, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền thông qua xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, bố trí nguồn lực, nhân lực đối với công tác BVCSTE và thực hiện quyền trẻ em. Quan trọng hơn, cần truyền thông, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi thực hiện các quyền của trẻ em; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chăm sóc và giáo dục và bảo vệ trẻ em; tăng cường sự phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu vì trẻ em; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trẻ em hàng năm...”.

Năm 2015, với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói”, trên cơ sở kế hoạch và hướng dẫn của Sở LĐ,TB&XH, huyện đã xây dựng kế hoạch “Tháng hành động vì trẻ em - năm 2015”, triển khai thực hiện đến tất các các ngành, đoàn thể liên quan và các xã với các hoạt động chủ yếu: tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì trẻ em-năm 2015" tại huyện và tất cả các xã, thị trấn nhằm kêu gọi sự quan tâm, vào cuộc của các ngành, các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp.

Đồng thời, nâng cao nhận thức của các phụ huynh trong chăm sóc, BVCSTE; xây dựng kế hoạch vận động ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp, nhằm huy động các nguồn lực, tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, những trẻ em có thành tích xuất sắc trong học tập, mua sắm, bổ sung thiết bị, đồ chơi…; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ; xây dựng kế hoạch, tổ chức chương trình diễn đàn trẻ em cấp huyện với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói” để phát huy quyền được tham gia của trẻ; trao đổi, tìm ra các giải pháp thực hiện công tác trẻ em phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội, sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và bảo đảm đúng các quy định của pháp luật, sát với thực tiễn của địa phương.

Trần Minh

Các tin khác

YBĐT - "Em yêu anh" được dân mạng xã hội gọi là “trò chơi gây sốt” vừa rồi trên facebook. Đó là việc chị em gửi tin nhắn đó cho chồng rồi chụp lại những tin nhắn trả lời và chia sẻ trên facebook. "

Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới giám sát triển khai tiêm vắc xin Sởi - Rubella tại Hải Sơn, xã giáp biên giới thuộc tỉnh Quảng Ninh

Chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho các trẻ 1 - 14 tuổi trên toàn quốc triển khai từ tháng 10.2014 đến nay đã có gần 20 triệu trẻ được tiêm chủng an toàn.

Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái rất đông trẻ nhỏ phải nhập viện do ảnh hưởng của nắng nóng.

YBĐT- Mặt đường như chảo lửa, cái nóng như thiêu như đốt, ngột ngạt và mệt mỏi là điều ai cũng cảm nhận rõ khi ra đường vào thời điểm này. Đây là đợt nắng nóng gay gắt nhất từ đầu mùa hè đến nay, nhưng cuộc sống của người dân trên địa bàn thành phố Yên Bái đã bị ảnh hưởng khá nhiều và phần nào bị xáo trộn.

Các điều kiện vui chơi, giải trí của thanh niên vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế.

YBĐT - Luật Thanh niên được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 5/2005. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ban hành các cơ chế, chính sách bảo đảm thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên, trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục