Bộ Y tế khuyến cáo cho trẻ uống đầy đủ vắcxin phòng bại liệt
- Cập nhật: Thứ sáu, 20/11/2015 | 2:45:27 PM
Trước thông tin nước Lào láng giềng phát hiện các ca bệnh bại liệt và tình hình bệnh diễn biến phức tạp, ngày 20/11, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đưa trẻ em trong độ tuổi đến các cơ sở y tế để uống vắcxin phòng bệnh bại liệt đầy đủ, đúng theo lịch tiêm chủng; đặc biệt là tại các tỉnh có nguy cơ cao đang triển khai chiến dịch uống bổ sung vắcxin bại liệt.
Tiêm chủng cho trẻ.
|
Trên phạm vi toàn quốc, lịch uống vắcxin phòng bệnh bại liệt (OPV) thường xuyên đối với trẻ dưới 1 tuổi là: Liều thứ nhất khi trẻ 2 tháng tuổi, liều thứ hai khi trẻ 3 tháng tuổi và liều thứ ba khi trẻ 4 tháng tuổi.
Cục Y tế dự phòng nêu rõ bệnh bại liệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm do virus bại liệt (Polio) gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường tiêu hóa do nhiễm virus bại liệt chủ yếu có trong nguồn nước, thực phẩm ô nhiễm từ phân của người bệnh hoặc người lành mang virus bại liệt. Bệnh có thể tiến triển nặng, đau cơ dữ dội, cổ cứng, cứng lưng, liệt mềm có thể xảy ra và dẫn tới tử vong; di chứng liệt thường không hồi phục và gây tàn tật suốt đời.
Bệnh bại liệt là bệnh đã có vắcxin phòng bệnh và Việt Nam đã đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhờ việc triển khai vắcxin bại liệt trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, Việt Nam đã được công nhận thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và từ đó đến nay không phát hiện trường hợp bại liệt hoang dại nào.
Hiện có 6 bệnh nguy hiểm ở trẻ em được khuyến cáo tiêm chủng phòng ngừa là bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm não do vi trùng HiB, viên gan B và bại liệt. Vắcxin 5 trong 1 của tiêm chủng ở rộng Quinvaxem hiện phòng ngừa được 5 trong 6 bệnh nêu trên, trừ bại liệt. Vì vậy, nếu trẻ tiêm vắcxin này thì sẽ được bổ sung bằng liều vắcxin uống để ngừa bại liệt.
Trước tình hình nhiều nước khác vẫn còn virus bại liệt hoang dại lưu hành, để bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt, Bộ Y tế Việt Nam đã tích cực triển khai việc uống vắcxin bại liệt cho trẻ dưới 1 tuổi; đặc biệt đã tổ chức chiến dịch uống vắcxin bại liệt bổ sung cho trẻ dưới 5 tuổi tại các tỉnh có nguy cơ cao để đạt tỷ lệ bao phủ vắcxin bại liệt trên 95%.
Để phòng bệnh hiệu quả, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia thường xuyên có người đi du lịch tới các khu vực có dịch và bị ảnh hưởng bởi bệnh bại liệt cần tăng cường giám sát đối với các ca liệt mềm cấp nhằm phát hiện sớm các chủng virus mới xâm nhập.
Tất cả các du khách đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi bệnh bại liệt cần được tiêm chủng đầy đủ. Cụ thể, khách du lịch đến từ các khu vực bị nhiễm bệnh nên uống một liều bổ sung OPV hoặc vắcxin bại liệt tiêm (IPV) trong vòng 4 tuần đến 12 tháng trước khi đi du lịch.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
YBĐT – Mặc dù nằm cách thị trấn Mù Cang Chải hơn 30 km, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, 99% học sinh là người dân tộc Mông, song với mô hình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực ”, Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và THCS Hồ Bốn, xã Hồ Bốn huyện Mù Cang Chải đã và đang phát huy tốt hiệu quả giáo dục phát triển thể chất, kỹ năng sống cho các em học sinh góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
YBĐT - Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (PCGDMNCTNT) giai đoạn 2010 - 2015 đã vực dậy bậc học này để xứng đáng với vai trò là bậc học nền tảng.
YBĐT - Yên Bái là tỉnh miền núi có 72 xã, 549 thôn, bản thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; 2 huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải thuộc diện 62 huyện nghèo nhất của cả nước - nơi tập trung gần 60% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, phong tục tập quán còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp, kinh tế chậm phát triển.
YBĐT – Tối 19/11, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi, cô và trò Trường mầm non Minh Huệ, thành phố Yên Bái đã tổ chức Liên hoan văn nghệ với chủ đề “Mừng ngày hội của cô 20/11”.