Gỡ khó cho công đoàn giáo dục cấp huyện

Bài 2: Để không “dẫm chân lên nhau”

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/8/2016 | 1:37:55 PM

YBĐT - Trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, đòi hỏi tổ chức công đoàn nói chung, CĐGD cấp huyện nói riêng càng phải khẳng định được vai trò của mình, đồng hành cùng chuyên môn, cùng cấp ủy cơ sở để nâng cao vị thế của tổ chức công đoàn, vì quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của nhà giáo và người lao động.

Tăng cường thiết bị hiện đại cho các trường học để nâng cao chất lượng giáo dục.
Tăng cường thiết bị hiện đại cho các trường học để nâng cao chất lượng giáo dục.

>> Bài 1: Kết quả được khẳng định

Thời gian qua, mặc dù hoạt động của công đoàn giáo dục (CĐGD) cấp huyện của Yên Bái đã đi vào nền nếp, đem lại hiệu quả thiết thực, nhưng mối quan hệ công tác giữa CĐGD cấp huyện với công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc thực hiện nhiệm vụ của cấp trên; giữa công tác chỉ đạo của liên đoàn lao động (LĐLĐ) cấp huyện với CĐGD cấp huyện; công tác phối hợp chỉ đạo giữa LĐLĐ cấp huyện và Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh đối với CĐGD cấp huyện đã bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục. Yêu cầu cấp thiết là cần giải quyết khó khăn, tồn tại trong hoạt động, tránh chồng chéo trong chỉ đạo để CĐGD cấp huyện phát huy vai trò, vị trí của mình.

Bộc lộ hạn chế

Đồng chí Nguyễn Thị Vân - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh cho biết: “Trước hết, phải khẳng định, hoạt động của CĐGD cấp huyện của Yên Bái thời gian qua đã đi vào nền nếp, các phong trào thường xuyên được duy trì, đem lại hiệu quả thiết thực, nhất là công tác trích nộp kinh phí công đoàn và các hoạt động từ thiện nhân đạo, góp phần xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh; tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động hăng hái thi đua, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Tuy nhiên, CĐGD cấp huyện là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nhưng lại trực thuộc một công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và chịu sự phối hợp chỉ đạo của một công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nữa, đó là liên đoàn lao động (LĐLĐ) cấp huyện và Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh. Dó đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chỉ đạo và thực hiện chức năng, nhiệm vụ”.

Với đặc thù hoạt động của ngành Giáo dục - Đào tạo, hoạt động của các nhà trường thường diễn ra trong năm học nên việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ công tác công đoàn của LĐLĐ huyện đối với CĐGD huyện chủ yếu thông qua các hội nghị, qua hệ thống văn bản. Từ đó, CĐGD huyện tiếp tục chỉ đạo, triển khai đến các công đoàn cơ sở (CĐCS) trường học nên có thời điểm thiếu kịp thời, chậm triển khai thực hiện, đặc biệt là vào dịp nghỉ hè.

Là đơn vị có số lượng đoàn viên đông, đầu mối CĐCS nhiều, nhưng cán bộ làm công tác công đoàn đều thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, nguồn kinh phí dành cho hoạt động quá ít, do đó, gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Hơn nữa, một số LĐLĐ huyện chưa thực sự quan tâm, thậm chí ở một số nơi buông lỏng quản lý, chỉ đạo CĐGD cấp huyện. Công tác phối hợp chỉ đạo giữa LĐLĐ cấp huyện và Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh chưa thường xuyên và nhịp nhàng, nhiều nội dung không phối hợp để chỉ đạo CĐGD cấp huyện tổ chức thực hiện; công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc của LĐLĐ cấp huyện với CĐGD huyện chưa thường xuyên, hiệu quả không cao.

Đặc biệt, trong công tác phối hợp chỉ đạo giữa LĐLĐ cấp huyện và CĐGD tỉnh với CĐGD cấp huyện vẫn mang tính hình thức; công tác thông tin hai chiều chưa được thường xuyên, kịp thời; công tác phối hợp chỉ đạo phong trào thi đua chưa chặt chẽ, chưa có sự phối hợp chỉ đạo cụ thể về thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn của ngành Giáo dục do tính chất chuyên môn đặc thù, vì vậy, chưa phát huy được hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.

Việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên chưa kịp thời như sự việc bảo hiểm xã hội tính lãi khi các nhà giáo được truy lĩnh phụ cấp thâm niên nghề đã xảy ra thời gian qua. Công tác kiểm tra, giám sát chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa tạo sự gắn kết, đồng bộ giữa LĐLĐ cấp huyện và Công đoàn ngành Giáo dục mà kế hoạch kiểm tra chủ yếu là độc lập nên ảnh hưởng đến sự chỉ đạo của CĐGD huyện trong chỉ đạo các CĐCS; có nhiều nội dung cả LĐLĐ cấp huyện và Công đoàn ngành Giáo dục cùng triển khai do đó có sự chồng chéo...  

Nguyên nhân của những hạn chế này được xác định là do CĐGD huyện là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nhưng chịu sự chỉ đạo hoạt động trực tiếp của LĐLĐ huyện cũng là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Bên cạnh đó, một số hoạt động lại do LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh trực tiếp chỉ đạo nên đôi khi còn gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ, có những nội dung bị chồng chéo. Cán bộ CĐCS biến động thường xuyên theo năm học, nhiều cán bộ công đoàn mới tham gia ban chấp hành lần đầu nên chưa có nghiệp vụ và kinh nghiệm hoạt động công đoàn. Mặt khác, mô hình tổ chức CĐGD cấp huyện còn chưa thống nhất.

Cụ thể, theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, hoạt động của CĐGD huyện do LĐLĐ huyện chỉ đạo trực tiếp nhưng tài chính của CĐGD lại do Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh trực tiếp quản lý. Vì vậy, LĐLĐ huyện chưa thể hiện rõ vai trò chỉ đạo trực tiếp đối với CĐGD huyện. Việc phân bổ tài chính cho CĐGD cấp huyện còn chưa hợp lí. Đối với CĐGD cấp huyện quản lý đông đoàn viên và nhiều CĐCS hơn so với LĐLĐ huyện nhưng phân bổ tài chính để hoạt động ít, dẫn đến phải để lại một phần kinh phí công đoàn cấp cho cơ sở để tổ chức các hoạt động chung, vì vậy, kinh phí cấp về cho CĐCS thiếu, ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động công đoàn tại cơ sở...

Sao cho xứng đáng với vai trò?

Để xứng đáng với vị trí, vai trò của mình là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng cho đoàn viên, cán bộ, nhà giáo và người lao động các CĐGD cấp huyện nhất thiết phải khắc phục tồn tại, hạn chế trong thời gian sớm nhất. Trước mắt, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, của thường trực LĐLĐ cấp huyện đối với CĐGD trong thực hiện nhiệm vụ, đa dạng hóa hình thức chỉ đạo; đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin như thư điện tử hoặc qua hệ điều hành tác nghiệp để văn bản được triển khai kịp thời, chính xác, tiết kiệm...

Cần rà soát tình hình tổ chức và hoạt động, số lượng đoàn viên, số lượng CĐCS trực thuộc của CĐGD huyện để củng cố, sắp xếp bố trí cán bộ công đoàn bán chuyên trách; sắp xếp CĐCS cho phù hợp với điều kiện hoạt động sau khi sáp nhập các trường học theo đúng Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đổi mới công tác chỉ đạo, theo hướng liên hệ trực tiếp, thường xuyên với CĐCS, đảm bảo sự tham gia của CĐCS, đoàn viên và người lao động.

Cần tăng cường phân công cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bám sát địa bàn, kịp thời nắm bắt thông tin, trực tiếp hỗ trợ CĐCS, đoàn viên và người lao động trong phạm vi quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên cơ sở theo quy định của pháp luật; giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh ở cơ sở. Xây dựng, ký kết và thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp công tác giữa ban chấp hành công đoàn với chuyên môn đồng cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; xây dựng nghị quyết chuyên đề theo từng tháng, quý trong năm để CĐCS làm căn cứ xây dựng kế hoạch hoạt động sát với tình hình việc làm, đời sống của đoàn viên, người lao động và hoạt động của CĐCS.

Tăng cường số lượng cán bộ chuyên trách cho CĐGD huyện, nhằm thực hiện tốt vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn trong trường học. Quan tâm chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động công đoàn hướng về cơ sở; bồi dưỡng tập huấn cán bộ CĐCS, chú trọng bồi dưỡng cán bộ công đoàn công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn các cấp vững mạnh.

Trong thời gian tới, bên cạnh các giải pháp về tổ chức, cán bộ, phương thức hoạt động, tài chính... cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa LĐLĐ huyện với Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh trong công tác lãnh, chỉ đạo CĐGD huyện tránh sự chồng chéo, gây khó khăn cho cơ sở”.

Mặt khác, CĐGD huyện cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với lãnh đạo chuyên môn đồng cấp; làm tốt công tác tham mưu và tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động của CĐGD gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, các phong trào, các hoạt động văn hoá, xã hội ở địa phương, tạo nên tiếng nói thống nhất giữa công đoàn và chuyên môn.

Trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, đòi hỏi tổ chức công đoàn nói chung, CĐGD cấp huyện nói riêng càng phải khẳng định được vai trò của mình, đồng hành cùng chuyên môn, cùng cấp ủy cơ sở để nâng cao vị thế của tổ chức công đoàn, vì quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của nhà giáo và người lao động.

Trong những năm qua, công đoàn giáo dục (CĐGD) cấp huyện đã chỉ đạo và thực hiện tương đối tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Bám sát cơ sở, tích cực tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, truyên truyền, vận động người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp… góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành. Để CĐGD cấp huyện phát huy tốt hơn nữa vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, các cấp công đoàn cần tập trung tháo gỡ những khó khăn nảy sinh trong công tác chỉ đạo giữa CĐGD cấp huyện với công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc thực hiện nhiệm vụ của cấp trên; giữa công tác chỉ đạo của liên đoàn lao động (LĐLĐ) cấp huyện với CĐGD cấp huyện; công tác phối hợp chỉ đạo giữa LĐLĐ cấp huyện và Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh đối với CĐGD cấp huyện.

Thành Trung

Các tin khác
Các cơ quan tư pháp huyện Lục Yên trao đổi nghiệp vụ nâng cao hiệu quả phòng chống oan, sai.

YBĐT - Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh, năm 2015, cơ quan điều tra đã đình chỉ điều tra 6 vụ án hình sự, 10 bị can; tạm đình chỉ điều tra 53 vụ án, 14 bị can (chiếm tỷ lệ 11,6% số vụ án đã khởi tố)...

YBĐT - Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn, với trên 2.200 hộ, 36,4% dân số vẫn nằm trong diện đói nghèo, trong đó, số hộ đặc biệt khó khăn, trẻ em mồ côi, tàn tật chiếm 20% nên hoạt động từ thiện nhân đạo tại xã Cát Thịnh thời gian qua luôn được quan tâm, qua đó góp phần hoàn thành các mục tiêu chung của địa phương.

YBĐT - Hiện nay, thực phẩm sơ chế, chế biến sẵn đang được nhiều bà nội trợ ưa chuộng để giảm bớt công sức chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cho gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi là nỗi lo bởi các loại thực phẩm này tiềm ẩn không ít nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Vị trí và đường đi của bão số 3.

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã triển khai buổi họp trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng để triển khai công tác ứng phó với ảnh hưởng của bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục