Cần quyết liệt xử lý thu gom chất thải y tế
- Cập nhật: Thứ ba, 30/8/2016 | 1:56:23 PM
YBĐT -Theo số liệu thống kê của các cơ quan, ngành chức năng, bình quân một ngày, các cơ sở y tế toàn tỉnh phát sinh tới 337,51 kg chất thải rắn y tế nguy hại.0
|
Thực hiện Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, UBND tỉnh đã xác định cụ thể phương án, phương thức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và nước thải y tế nguy hại ở từng địa bàn.
Theo số liệu thống kê của các cơ quan, ngành chức năng, bình quân một ngày, các cơ sở y tế toàn tỉnh phát sinh tới 337,51 kg chất thải rắn y tế nguy hại, trong đó, chất thải loại A là 100,67 kg; loại B, loại C 173,95 kg; loại D 34,44 kg; chất thải hóa học nguy hại là 18,42 kg; chất thải phóng xạ là 5,27 kg; bình chứa áp suất là 4,76 kg. Riêng nước thải y tế là 471,30 m3/ngày, trong đó tuyến tỉnh thải 265 m3/ngày, tuyến huyện thải 192,3 m3/ngày, tuyến xã là 144 m3/ngày và tư nhân là 14 m3/ngày.
Hiện nay, các cơ sở y tế trong tỉnh đã chủ động bố trí túi ni-lon, hộp an toàn và các xô, thùng để thu gom, phân loại. Về cơ bản công tác thu gom, phân loại chất thải y tế, trong đó có chất thải rắn y tế nguy hại đã đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc bố trí túi ni-lon, hộp an toàn đảm bảo theo quy định còn chưa đầy đủ tại một số cơ sở còn có hiện tượng để chất thải có tính nguy hại không đúng với dụng cụ, thiết bị thu gom theo quy định hoặc có lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường, chất thải nguy hại khác loại.
Đối với nước thải y tế, hầu hết các cơ sở y tế đều tách biệt hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn với nước thải y tế. Nước thải y tế từ các khoa, phòng được dẫn về các bể tự hoại hoặc công trình xử lý nước thải. Hầu hết các bệnh viện đều dẫn chung cả nước thải y tế nguy hại và nước thải y tế thông thường về hệ thống xử lý.
Trong khi đó, chất thải y tế nguy hại theo yêu cầu của các ngành chức năng phải được thu gom, phân loại riêng theo quy định về quản lý chất thải y tế và phân loại riêng với chất thải y tế thông thường ngay tại nguồn phát sinh và tại thời điểm phát sinh.
Tính đến hết tháng 3 năm 2016, số lượng các cơ sở y tế trong tỉnh gồm: 6 bệnh viện và 7 cơ sở y tế dự phòng tuyến tỉnh, 9 trung tâm y tế tuyến huyện, 19 phòng khám đa khoa khu vực, 180 trạm y tế xã, phường, thị trấn, 1 cơ sở đào tạo, 1 bệnh viện tư nhân, 105 phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân và 1 bệnh viện ngành (Bệnh viện Giao thông Vận tải) đóng trên địa bàn.
Trên thực tế, đến nay mới chỉ có 5 bệnh viện và 1 cơ sở y tế dự phòng tuyến tỉnh; 5 đơn vị tuyến huyện thuộc quản lý của Sở Y tế đã có lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại với tổng công suất thiết kế khoảng 1.690 kg/ngày và 1 bệnh viện ngành có hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng phương pháp hấp, khử trùng, công nghệ Italia với công suất 7kg/mẻ/1giờ (tương đương 56kg/8giờ) và hệ thống xử lý nước thải y tế tập trung. Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh mới đang hoàn thiện, chuẩn bị được đưa vào sử dụng và được đầu tư lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại với công suất 1.200 kg/ngày và công trình xử lý nước thải y tế với công suất 800 m3/ngày.
Ngoài ra, ngoại trừ một số cơ sở y tế hợp đồng với các cơ sở y tế khác để xử lý chất thải rắn y tế nguy hại và một số ít phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế cấp xã có lò đốt rác thủ công, thì các cơ sở y tế còn lại chất thải rắn y tế nguy hại được lưu trữ trong kho hoặc được đem đốt, chôn lấp không đảm bảo theo quy định của pháp luật; một số cơ sở y tế đã hợp đồng với các cơ sở có hệ thống xử lý nước thải để xử lý thì tất cả các cơ sở y tế còn lại trên địa bàn tỉnh đều chưa có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo theo quy định.
Tại các cơ sở này, nước thải y tế được khử trùng bằng Clomin B trước khi thải ra môi trường hoặc dẫn xuống bể tự hoại (công trình xử lý nước thải sinh hoạt) hoặc dẫn vào hố tự thấm. Tuy nhiên, một số lò đốt chất thải rắn nguy hại và công trình xử lý nước thải y tế đã xuống cấp, hư hỏng ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu suất xử lý.
Thực hiện Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, UBND tỉnh đã xác định cụ thể phương án, phương thức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và nước thải y tế nguy hại ở từng địa bàn.
Để việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật; xử lý ở mức tối đa có thể; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo các cơ sở y tế trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại, rất cần các ngành chức năng có liên quan; đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về khu lưu giữ và thiết bị lưu giữ, thời gian lưu giữ, xử lý chất thải y tế nguy hại tiếp nhận từ các cơ sở y tế trong cụm, hoặc các yêu cầu kỹ thuật về phương tiện vận chuyển và thiết bị lưu chứa chất thải trên phương tiện vận chuyển theo quy định khi thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải y tế từ các cơ sở y tế trong cụm xử lý...
Trần Ngọc
Các tin khác
YBĐT - Là xã xa nhất của huyện Mù Cang Chải, với 100% đồng bào Mông sinh sống, Chế Tạo có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn nên số hộ nghèo của xã luôn chiếm tỷ lệ cao.
Bộ GD&ĐT cho biết, các địa phương ở vùng chịu thiên tai có thể áp dụng việc thu học phí theo Nghị định 86 về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
Bộ Y tế đã gửi UBND các tỉnh, thành công văn khẩn cảnh báo khả năng bùng phát dịch bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản... và các biện pháp tăng cường phòng chống dịch.
Đây là chỉ đạo của Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an tại buổi giao ban đánh giá tình hình, kết quả công tác và triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong thời gian tới do Bộ Công an tổ chức ngày 29-8 tại Hà Nội.