Lao động nông nghiệp và phi chính thức kéo năng suất lao động ở Việt Nam thuộc hàng thấp nhất khu vực

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/5/2017 | 7:04:12 AM

Tỷ lệ lao động nông nghiệp và lao động phi chính thức quá lớn đang kéo năng suất lao động Việt Nam thấp hơn cả Lào và Campuchia.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều trường đại học và nhiều tiến sĩ trên thế giới; tỷ lệ sinh viên/dân thuộc top cao của khu vực. Thế nhưng, năng suất lao động của người Việt đang ở mức thấp nhất trong khu vực.

Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra một dự báo thẳng thắn, với tốc độ tăng năng suất lao động tại Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 5%/năm, phải 20 năm nữa Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philippines, và 50 năm nữa mới bắt kịp năng suất lao động của Thái Lan.

Nếu so sánh năng suất lao động cụ thể của từng lao động Việt Nam so với các nước lân cận, năng suất lao động của người Việt không thua kém, thậm chí trong nhiều lĩnh vực tay nghề còn trội hơn. Nhưng điều khiến cho năng suất lao động thấp lại không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng, tay nghề hay trình độ của mỗi người lao động mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Theo thống kê, số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm gần 68% với gần 40 triệu người; còn lao động phi chính thức lên đến hơn 58% tổng số lao động của Việt Nam.

Năng suất lao động bình quân trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt thấp nhất với 33 triệu đồng/lao động; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 112 triệu đồng/lao động; khu vực dịch vụ đạt 103,5 triệu đồng/lao động.

Vất vả quanh năm trên 2,2 ha ruộng lúa và chè, vợ chồng anh Hiếu (Hà Giang) chỉ thu nhập khoảng 50 triệu đồng, tức mỗi lao động chỉ thu khoảng 25 triệu đồng/năm. Cứ nông nhàn, anh Hiếu lại về xuôi hoặc sang Trung Quốc làm thêm vài tháng rồi trở về.

Một so sánh đơn giản, cũng từ nông thôn, nhưng những công nhân may hay điện tử đang có thu nhập bình quân tới 7 triệu đồng/tháng, tức gấp 2, thậm chí gấp 3 thu nhập làm nông nghiệp. Nhưng cả ngành may và ngành điện tử luôn thiếu lao động quanh năm dù mức độ tuyển dụng chỉ là trình độ phổ thông.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp và lao động phi chính thức quá lớn đang kéo năng suất lao động Việt Nam còn thấp hơn cả Lào và Campuchia.

(Theo VTV)

Các tin khác
Ông Hoàng Văn Thuyên - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Tại Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII, các đại biểu HĐND tỉnh và cử tri trong tỉnh đã chất vấn lãnh đạo Sở Nội vụ một số vấn đề xoay quanh việc triển khai thực hiện Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ. Sau đây là ý kiến trả lời của ông Hoàng Văn Thuyên - Giám đốc Sở Nội vụ trả lời như sau:

Đồng chí Vương Văn Bằng - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh (bên trái) trao hỗ trợ

YBĐT - Để “Tháng Công nhân” và "Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động" năm nay có nhiều hoạt động thiết thực với người lao động, LĐLĐ tỉnh Yên Bái kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành cùng với công đoàn tổ chức các hoạt động hướng về công nhân, hướng về cơ sở...

Nạn nhân đang được cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị 103 Yên Bái.

YBĐT - Vụ việc xảy ra vào khoảng 11 giờ 50 phút ngày 3/5, tại số nhà 336 đường Nguyễn Thái Học, thuộc tổ 36, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái khiến 3 người bị thương phải đi cấp cứu tại bệnh viện.

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình GDPT tổng thể.

Giáo sư (GS) Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) tổng thể cho biết, trong năm học 2018 – 2019, cho triển khai đại trà CT mới ở lớp 1; thực nghiệm ở lớp 2, lớp 6 và lớp 10. Trong năm học tiếp theo, triển khai đại trà ở lớp 2 và lớp 6, dạy thực nghiệm lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục