Góp phần tạo nên các sản phẩm du lịch
- Cập nhật: Thứ năm, 21/12/2017 | 1:47:46 PM
YBĐT - Ngược dòng thời gian về những năm 90 của thế kỷ trước, công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử gặp rất nhiều khó khăn do công tác tổ chức thực hiện, kinh phí, cơ sở hạ tầng giao thông và công việc này chủ yếu do các cơ quan chuyên môn thuộc ngành văn hóa đảm trách.
Xòe Thái làm say lòng bao du khách.
|
Điều thuận lợi nữa là Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Yên Bái có nhiều hội viên là người dân tộc thiểu số, họ thành thạo ngôn ngữ và am hiểu đời sống văn hóa, lịch sử của dân tộc mình. Bởi vậy, khi họ mang những tâm huyết nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử ở địa phương, dân tộc mình đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình ở cơ sở.
Những nỗ lực đó không chỉ bổ sung vào hệ thống các giá trị lịch sử, văn hóa địa phương mà hiện tại nhiều công trình sưu tầm, phục dựng đã biến thành những sản phẩm du lịch. Bởi vậy, đi trên vùng Đông hồ Thác Bà từ huyện Yên Bình lên huyện Lục Yên, du khách khắp mọi miền Tổ quốc, nhất là du khách nước ngoài không chỉ được đắm mình vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của một vùng nước biếc non xanh, con người thân thiện mà còn được khám phá sự mô phỏng các nghi lễ tín ngưỡng đầy huyền bí như: lễ Cấp sắc, tết Nhảy và được xem biểu diễn nhạc cụ, dân vũ của người Dao, Cao Lan hoặc được lạc vào mê đắm của những làn điệu hát then, đàn tính, khám phá những nghi lễ cầu mùa, cầu an, nghi lễ cưới hỏi… của dân tộc Tày, Nùng. Miền đất này cũng là nơi có những di tich khảo cổ học nổi tiếng và đang trở thành địa chỉ thu hút ngày càng đông du khách.
Dọc theo dải sông Hồng - nơi được coi là vùng đất tâm linh rất đặc trưng của cư dân nền văn minh lúa nước, du khách sẽ được biết đến nghi lễ thờ thần hoàng trong hệ thống đình, đền, miếu hay nghi lễ cầu mùa mang sắc thái riêng của mỗi dân tộc ở các địa phương dọc hai bờ sông Hồng. Đặc biệt, trong tuyến du lịch này, bất kỳ du khách nào cũng không muốn lỡ dịp để đến chiêm bái tại đền Đông Cuông - Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia của tục thờ Mẫu.
Đến với vùng Mường Lò, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một cuộc sống đa sắc màu văn hóa của cư dân nơi đây. Đơn cử như ngay trong một ngôi nhà sàn cũng đã chứa đựng một không gian văn hóa đầy triết lý nhân sinh từ việc ăn ở, thờ tự, sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, quan niệm phong thủy… Mường Lò còn là nơi nức tiếng về văn hóa ẩm thực, dân ca, dân vũ của người Mường, người Thái. Đồng thời, đây cũng là vùng của những lễ hội bản mường như: lễ hội Lồng tồng, cúng bản cúng mường, cúng rừng, cúng thần sông suối…
Những sản phẩm du lịch ấy đến với du khách gần xa đã có sự đóng góp không nhỏ của những người đam mê nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn lịch sử, văn hóa địa phương. Trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn có nhiều đóng góp hơn nữa để vun đắp cho sức sống lịch sử và văn hóa của quê hương Yên Bái.
Sơn Nam
Các tin khác
YBĐT - Đội ngũ giáo viên dạy môn Lịch sử ở các trường không thật sự bảo đảm, nhiều nơi thiếu giáo viên, phải dùng giáo viên bộ môn khác dạy thay, chất lượng rất thấp.
YBĐT - UBND huyện Mù Cang Chải đã tổ chức khen thưởng cho 22 tập thể thôn, bản, tổ dân phố không có người sinh con thứ 3 trở lên trong năm 2016.
Ngày 20/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng, lãng phí” đã họp bình chọn, bỏ phiếu kín lựa chọn các tác phẩm báo chí xuất sắc, để tiến hành trao giải thưởng.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018 - 2021.