Đời sống mới từ lòng dân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/2/2018 | 3:02:42 PM

YBĐT - Yên Hưng có được như ngày hôm nay là do xã đã khơi dậy nguồn nội lực trong nhân dân phục vụ xây dựng các công trình phúc lợi, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, các công trình văn hóa - xã hội. 

Mô hình chăn nuôi bò của hộ gia đình ông Phạm Xuân Tính, thôn Phố Nhoi, xã Yên Hưng.
Mô hình chăn nuôi bò của hộ gia đình ông Phạm Xuân Tính, thôn Phố Nhoi, xã Yên Hưng.

Phiên chợ giáp tết ở xã Yên Hưng, huyện Văn Yên chẳng thiếu thứ gì. Không khí đông vui, náo nhiệt và sự phong phú của các mặt hàng là minh chứng khẳng định điều kiện sống đã được nâng cao của người dân nơi đây. Ngoài tấp nập bán, mua sản phẩm nông sản, phiên chợ tết ở Yên Hưng còn là nơi người dân thôn trong, làng ngoài chia sẻ về một năm làm ăn, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chung tay làm giàu trên chính mảnh đất quê mình.

Sau vài câu chuyện với người dân trong phiên chợ tết, ông Trần Công Lập - Chủ tịch UBND xã Yên Hưng cùng tôi rong ruổi trên con đường bê tông đến thăm một vài điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn. Dọc đường từ Trung Tâm đi Phố Nhoi, Cầu Dài, Gốc Nhội… đã nhiều lắm những ngôi nhà cao tầng khang trang, bề thế. Đến thôn Gốc Nhội, Chủ tịch Lập dừng xe trước ngôi nhà mới xây dễ chừng đến cả tỷ đồng.
 
Thấy có khách, bà Trần Thị Thanh đang dọn dẹp bên sân nhà dừng tay hồ hởi chuyện: "Đấy, khoe với các anh năm nay gia đình tôi có nhà mới đón tết rồi. Mà nghe đâu thôn Gốc Nhội này được chọn để xây dựng mô hình tiên tiến làm theo lời Bác. Dân chúng tôi phấn khởi lắm, khí thế lắm, nhà nào cũng ra sức làm ăn, tự giác, tích cực vệ sinh đường làng ngõ xóm để thôn Gốc Nhội trở thành một "miền quê đáng sống” như những nơi được giới thiệu trên truyền hình Việt Nam chứ, có phải không bác Chủ tịch!”. Dứt lời, bà Thanh cười giòn như pháo rang, ánh mắt sáng, rõ là tin tưởng lắm!

Trong câu chuyện, Chủ tịch Lập bộc bạch: "Yên Hưng là xã thuộc vùng hạ huyện Văn Yên có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mặc dù là một xã có diện tích nhỏ, dân số không đông nhưng trong mấy năm gần đây, Đảng bộ và nhân dân xã Yên Hưng đã tập trung phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Nhà báo thấy đấy, ngay thôn Gốc Nhội này đường xá đã được cứng hóa, hầu hết các gia đình nhà cửa khang trang. Lòng dân đồng thuận nên trong phong trào lao động sản xuất được bà con nhiệt tình hưởng ứng.
 
Đơn cử như phong trào xây dựng nông thôn mới, nhiều hộ tự nguyện hiến đất làm đường, tham gia công sức xây dựng nhà văn hóa thôn. Tổng kết phong trào xây dựng nông thôn mới, nhân dân đã đóng góp trên 60 tỷ đồng, cả xã có trên 100 hộ hiến 6.500m2 đất, tham gia hàng nghìn ngày công lao động, đóng góp nhiều vật liệu làm đường bê tông nông thôn, chủ động sửa sang nhà cửa, chỉnh trang khu dân cư theo quy hoạch đề ra. Như thôn Gốc Nhội này tiêu biểu là hộ gia đình bà Hoàng Thị Quý đã hiến đất để con đường chạy dọc thôn được to đẹp, để mọi người thuận tiện hơn trong giao lưu, phát triển kinh tế”.
 
Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, để Yên Hưng có được như ngày hôm nay là do xã đã khơi dậy nguồn nội lực trong nhân dân phục vụ xây dựng các công trình phúc lợi, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, các công trình văn hóa - xã hội... Đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, Yên Hưng tiến hành tổ chức, sắp xếp lại hình thức tổ chức sản xuất. Đã thành lập mới 2 tổ hợp tác nuôi ong mật và sản xuất gỗ rừng trồng, thành lập 2 tổ thu gom rác thải trên địa bàn.
 
Trong xây dựng mô hình sản xuất, công tác khuyến nông luôn cùng đồng hành với nông dân hướng dẫn bà con áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất. Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp từng bước được nhân dân quan tâm đầu tư, đặc biệt xã đã thành lập 15 đội thợ xây nhà, tỷ lệ có việc làm chiếm trên 70%, mức thu nhập bình quân đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng. Từ việc lao động nông thôn có tay nghề đã đem lại thu nhập ổn định, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên.
 
Năm 2017 này, thu nhập bình quân đầu người đã đạt trên 30 triệu đồng/năm. Yên Hưng đã tranh thủ tốt sự quan tâm lãnh đạo, đầu tư giúp đỡ của tỉnh, của huyện, tập trung cao độ sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức nhiệm vụ, với bước đi có tính đồng bộ, đảm bảo ổn định, bền vững phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
 
Hiện nay, trường học, trạm y tế xã đã được xây dựng khang trang, đạt chuẩn, toàn bộ đường trục xã, liên xã ở Yên Hưng được cứng hóa, quá nửa các trục đường liên thôn đã được trải bê tông, đường vào xóm không còn lầy lội. Bởi vậy mà vẫn đồng đất ấy, vẫn là cây lúa, sắn, khoai, vẫn là con lợn, con gà, con bò... nhưng giờ việc trồng cấy, chăn nuôi, tiêu thụ đã thuận lợi hơn nhiều.
 
Với tư duy đổi mới, nỗ lực vươn lên người Yên Hưng đã đưa cây, con giống mới vào sản xuất, để giờ đây xã đã có 53 ha đất canh tác cho thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm; 8 ha trồng dâu cho thu nhập 500 triệu đồng. Từ sản xuất nông lâm nghiệp, người dân Yên Hưng đã thu về trên 27 tỷ đồng; từ chăn nuôi gần 10 tỷ đồng; từ thương mại, dịch vụ gần 30 tỷ đồng... Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư trang trại tổng hợp với quy mô lớn.

Điểm dừng chân tiếp theo của chúng tôi là trang trại của gia đình ông Phạm Xuân Tính ở thôn Phố Nhoi. Cần cù, chịu khó, nhiều năm qua, gia đình ông Tính không chỉ làm giàu từ đồi rừng mà còn biến nơi này thành địa chỉ hấp dẫn để các hộ dân quanh vùng đến tham quan, học tập. Trồng quế, nuôi lợn, nuôi ba ba, nuôi ong lấy mật... nay ông mạnh dạn đầu tư gần tỷ đồng tập trung nuôi bò giống lai Shin.
 
Say sưa giới thiệu về chuồng trại, hệ thống cấp nước uống cho bò, cách chăm bò ngày lạnh giá..., ông Tính cho biết: "Với quy mô trên 30 con, gia đình được Nhà nước hỗ trợ 30 triệu đồng, đây thực sự là nguồn động viên lớn để gia đình tập trung phát triển mô hình, sớm tạo ra sản phẩm hàng hóa. Sắp tới, tôi sẽ tuyển chọn để ổn định đàn bò nái khoảng 30 con để vừa cung cấp con giống, vừa nuôi bán thịt. Dự tính khi đi vào ổn định, trang trại của gia đình sẽ cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ năm”.

Yên Hưng đã thực sự khoác lên mình "tấm áo” nông thôn mới, đời sống nhân dân được nâng cao đi cùng với những thay đổi trong cách nghĩ, cách làm; cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, rộng mở; các mô hình sản xuất quy mô lớn, hiệu quả cao ngày càng nhiều, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó quả thật đến từ phát huy nội lực, từ sự đồng thuận của ý Đảng, lòng dân. 

Thành Trung

Các tin khác
Người dân xã Hát Lừu giúp nhau dựng nhà, đón tết.

YBĐT - Hát Lừu, huyện Trạm Tấu - nơi từng chịu sự tàn phá nặng nề của lũ ống lịch sử, nay trên đồng đất ấy, bản làng ấy, những ngôi nhà mới đã được dựng lên, nhiều thửa ruộng mạ đã lên xanh.

Ông Thào A Dê - Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt cùng giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Khắt, vận động người dân tiếp tục tham gia lớp học phổ cập giáo dục sau biết chữ.

YBĐT - Cách trung tâm huyện Mù Cang Chải 30km, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải với 9 thôn, bản đều cách trung tâm 3 km trở lên, ở đây hầu hết là người Mông. Theo số liệu thống kê, Nậm Khắt chưa đạt được chỉ tiêu theo tiêu chuẩn ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 theo quy định phải đạt 90%, song hiện tại xã Nậm Khắt mới chỉ đạt 78,85%.

Công an xã Tà Xi Láng rà soát hồ sơ người nghiện ma túy.

YBĐT -Tà Xi Láng trước đây là một trong những điểm nóng về trồng cây thuốc phiện, buôn bán sử dụng trái phép chất ma túy. 

YBĐT - Ngày 9/2/2018, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến với 63 văn phòng các tỉnh ủy, thành ủy trong cả nước. Đồng chí Nguyễn Văn Nên - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng chủ trì Hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục