Đề xuất mới về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/8/2018 | 2:13:40 PM

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức để thay thế Nghị định 56/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 88/2017/NĐ-CP.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ Nội vụ cho biết, Nghị định 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) đã tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác đánh giá, phân loại CBCCVC theo quy trình, thủ tục chặt chẽ với các tiêu chí và mức đánh giá, phân loại tương đối cụ thể, chi tiết, các bước đánh giá và các cấp độ đánh giá được chia thành các mức độ khác nhau như bản thân tự đánh giá, đánh giá của tập thể nơi công tác, cơ quan tổ chức theo dõi CBCCVC…

Mặc dù có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp đánh giá theo vị trí việc làm nhưng công tác đánh giá vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ xác định công tác đánh giá CBCCVC là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thế, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến, cụ thể ở các mặt sau:

Các bộ, ngành, địa phương chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá cụ thể, chưa có kế hoạch chi tiết để theo dõi tiến độ giải quyết công việc được giao CBCCVC dẫn tới những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, phản ánh không đúng thực trạng mức độ hoàn thành công việc của CBCCVC.

Chưa có sự liên thông trong kết quả đánh giá giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể dẫn tới việc đánh giá nhiều nơi, nhiều lúc còn hình thức, trùng lặp, tốn kém thời gian, vật chất.

Từ những vướng mắc nêu trên, việc sửa đổi quy định về công tác đánh giá CBCCVC để khắc phục những hạn chế, tồn tại, đáp ứng yêu cầu thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng là cần thiết.

Một số nội dung mới của dự thảo Nghị định

Về mức đánh giá cán bộ, công chức: Trên cơ sở quy định của Luật Cán bộ, công chức, Nghị định số 56 quy định 4 mức đánh giá, phân loại cán bộ, công chức gồm: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành niệm vụ.

Thể chế hóa Quy định số 89-QĐ/TW, dự thảo Nghị định quy định 4 mức đánh giá, phân loại cán bộ, công chức trong đó có mức Hoàn thành nhiệm vụ thay cho mức Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (đã đảm bảo thống nhất giữa quy định của Đảng, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức).

Về tiêu chí đánh giá: Để đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý CBCCVC lãnh đạo, quản lý, Quy định số 89-QĐ/TW đã quy định cụ thể các tiêu chí về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống. Về tiêu chí kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Quy định 89-QĐ/TW đã bổ sung một số nội dung như xây dựng và thực hiện chương trình hành động, thực hiện công tác cải cách hành chính, tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc và CBCCVC thuộc quyền quản lý… Trên cơ sở đó, dự thảo đã quy định cụ thể các tiêu chí liên quan đến đánh giá, phân loại đối với CBCCVC.

Về việc liên thông trong đánh giá CBCCVC, dự thảo Nghị định bổ sung nguyên tắc "Kết quả đánh giá, phân loại CBCCVC theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở liên thông trong đánh giá, phân loại đảng viên, đoàn viên công đoàn”. Trên cơ sở đó, dự thảo Nghị định quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc phối hợp với cấp ủy, công đoàn cùng cấp thống nhất việc liên thông sử dụng kết quả đánh giá CBCCVC trong đánh giá đảng viên, đoàn viên công đoàn.
 
(Theo VOV)

Các tin khác
Chính quyền, nhà trường và phụ huynh bàn phương án đưa học sinh đến trường khi cây cầu treo đã bị lũ cuốn trôi chưa khắc phục được.

YBĐT - Xã Phong Dụ Hạ là một trong những địa phương của huyện Văn Yên bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 và thiệt hại nặng nề. Nhiều nhà dân bị ngập hư hỏng nặng, cầu treo trung tâm xã bị cuốn trôi, hoa màu, cây ăn quả bị ngập nước, vùi lấp...

Ông Thào Súa Tính, trên 70 tuổi, giới thiệu bộ áo quan mới được con cháu làm xong.

YBĐT - Bản Đề Chờ Chua A là bản nghèo, đặc biệt khó khăn của xã Púng Luông (Mù Cang Chải). Song, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với các nội dung thiết thực đã đưa địa phương này trở thành điển hình trong phong trào xây dựng nếp sống văn minh, loại bỏ được nhiều hủ tục trong việc tang, lễ, cưới hỏi ở địa phương.

Các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em được chính quyền xã Thanh Lương quan tâm đẩy mạnh.

YBĐT - Thực hiện phương châm "Nói không với bạo hành trẻ em”, những năm qua, xã Thanh Lương, huyện Văn Chấn đã triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động, góp phần tạo môi trường xã hội, môi trường gia đình phù hợp, bảo đảm để trẻ em phát triển toàn diện.

Thị trường đang cần những lao động có tay nghề cao. (Ảnh: Học nghề sửa chữa ô tô tại Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.)

YBĐT - Theo dự báo, giai đoạn 2018 - 2020, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng 26.213 lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục