Chào mừng khai giảng năm học mới 2018 - 2019 và Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường 5/9

Xác định nhiệm vụ trọng tâm, vững bước vào năm học mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/9/2018 | 8:00:44 AM

YBĐT - Năm học 2018 - 2019, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái kỳ vọng sẽ có những bước tiến vững chắc, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, tạo được niềm tin đối với nhân dân trên địa bàn, đặc biệt nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để hiểu rõ hơn nội dung này, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh.

Giáo dục mũi nhọn ngày càng được tỉnh và các nhà trường quan tâm chú trọng. (Trong ảnh: Một giờ học của thầy và trò Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành).
Giáo dục mũi nhọn ngày càng được tỉnh và các nhà trường quan tâm chú trọng. (Trong ảnh: Một giờ học của thầy và trò Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành).


P.V: Năm học 2018 - 2019 được xác định là năm học quan trọng để thực hiện các mục tiêu của đại hội Đảng các cấp về công tác giáo dục. Đề nghị ông cho biết năm học này, ngành cần thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm nào?


Ông Vương Văn Bằng
: Phát huy kết quả đã đạt được của năm học 2017-2018, năm học 2018-2019 ngành GD&ĐT tiếp tục thực hiện 8 nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể: Thứ nhất, tiếp tục chỉ đạo toàn ngành tăng cường công tác tham mưu, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; tiếp tục thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ và 5 giải pháp cơ bản theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị.
 
Thứ hai, tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện Đề án rà soát, sắp xếp quy mô trường, lớp bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, gắn liền với việc triển khai sắp xếp trường lớp là việc triển khai Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, trường mầm non thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020, đề án dạy và học ngoại ngữ 2017 - 2025. Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về GD&ĐT, phối hợp đồng bộ với các đơn vị truyền thông của tỉnh để tuyên truyền về các chủ trương, chính sách về GD&ĐT, tấm gương nhà giáo…
 
Từ đó, thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục. Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tiếp tục "thi đua dạy tốt, học tốt".
 
Thứ tư, giữ vững và nâng cao chất lượng GD&ĐT. Chú trọng phát triển giáo dục mũi nhọn, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và ưu tiên giáo dục vùng dân tộc thiểu số; làm tốt công tác phân luồng; bảo đảm tỷ lệ huy động ra lớp ở các cấp học. Giữ vững và nâng cao chất lượng PCGD, XMC. Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục, gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia và chương trình xây dựng nông thôn mới. Tổ chức tốt các kỳ thi, đảm bảo an toàn, đúng quy chế, đặc biệt các kỳ thi quốc gia.
 
Thứ năm, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong đó, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý, sử dụng đội ngũ; tập trung vào công tác quy hoạch, bố trí, sắp xếp, bồi dưỡng đội ngũ về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục... Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn, chuẩn bị cho thực hiện chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
 
Thứ sáu, tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới sách giáo khoa phổ thông; đầu tư có trọng điểm ưu tiên các trường PTDTNT, PTDTBT, các trường chất lượng cao, các trường trong lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, các trường trong kế hoạch thực hiện của Đề án sắp xếp. Triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án bảo đảm đủ các phòng học, phòng chức năng, công trình phụ trợ; tích cực huy động nguồn lực, lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để triển khai thực hiện các chương trình, đề án đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
 
Thứ bảy, nâng cao kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính trong các lĩnh vực về GD&ĐT ở tất cả các cơ sở trường học. Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, nhằm bảo đảm tính đồng bộ và hiệu quả quản lý nhà nước; thực hiện nghiêm quy định quản lý thu - chi, dạy thêm - học thêm trên địa bàn tỉnh. Thứ tám, thực hiện đầy đủ, kịp thời, minh bạch các chế độ, chính sách của Nhà nước, của tỉnh đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, nhất là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

P.V: Giáo dục vùng cao được quan tâm chú trọng, vậy, năm học này, ngành có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, thưa ông?

Ông Vương Văn Bằng:  Trong những năm qua, Sở GD&ĐT Yên Bái luôn chú trọng đến công tác giáo dục vùng cao. Hiện, toàn tỉnh có 9 trường PTDTNT, 2.966 học sinh, 50 trường PTDTBT và 52 trường có học sinh bán trú với 22.177 học sinh bán trú. Quy mô và chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên.
 
Để thực hiện tốt công tác giáo dục vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, năm học này, Sở GD&ĐT tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống trường PTDTBT, trường mầm non thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch số 185/KH-UBND của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025".
 
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với giáo viên, học sinh các trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục quan tâm bổ sung đội ngũ cho các trường để thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày.
 
Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của ngành, các phong trào tương thân, tương ái; tăng cường thực hiện công tác giáo dục đặc thù trong trường PTDTNT, PTDTBT. Duy trì và nâng cao chất lượng công tác PCGD, XMC. Phối hợp với chính quyền các địa phương, các đoàn thể xã hội tích cực huy động học sinh ra lớp, chống bỏ học, xây dựng xã hội học tập, gia đình hiếu học…
 
Ưu tiên bổ sung cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học tối thiểu, đồ dùng phục vụ công tác bán trú cho các trường vùng cao. Tích cực huy động xã hội hóa, đặc biệt là thu hút các nhà hảo tâm, nhà tài trợ, hỗ trợ cho giáo dục vùng cao.

P.V: Bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, năm học 2018 - 2019, ngành sẽ có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn trước yêu cầu ngày càng cao của nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho cuộc cách mạng khoa học 4.0?

Ông Vương Văn Bằng: Trong những năm qua, ngành GD&ĐT tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực để đưa công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trở thành một phong trào, nhiệm vụ trọng tâm ở tất cả các cơ sở giáo dục. Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, năm học 2018 -2019, ngành GD&ĐT tập trung chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các nhà trường tiếp tục đổi mới công tác quản lý, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trên cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và bảo đảm giáo dục toàn diện.
 
Đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán theo từng huyện, cụm nhằm tạo ra sự đồng đều trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Chỉ đạo tốt đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực.
 
 Tăng cường việc phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi đảm bảo kiến thức vững vàng để tự tin tham gia các kỳ thi đạt kết quả cao; phối hợp với gia đình làm tốt công tác động viên, khuyến khích học sinh trong thời gian bồi dưỡng và tham dự kỳ thi. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ công tác giảng dạy, trong đó ưu tiên cho Đề án Công nghệ thông tin, Đề án dạy và học ngoại ngữ…
 
Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu về các chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện phát huy năng lực đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, tâm huyết, trách nhiệm với nghề; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, công tác khuyến học khuyến tài để hỗ trợ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi...

P.V: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Ba (Thực hiện)

Các tin khác
Anh Lương Trí Dũng (bên phải) trực tiếp xây nhà mới của gia đình tại thôn 1 Khe Ngang.

YBĐT - "11 hộ bị sập nhà hoàn toàn do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn xã Hưng Khánh vào cuối tháng 7/2018. Tính đến ngày 27/8, tức là 5 tuần sau đó, có 10 gia đình đã và đang làm nhà mới” - ông Trần Văn Tam - Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên cho biết.

YBĐT - Tính đến 15h ngày 31/8, đã có 152 lượt tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tới ủng hộ và đăng ký ủng hộ nhân dân vùng bị thiệt hại do mưa lũ trong tỉnh qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái - Ban Cứu trợ tỉnh với tổng số tiền 15.037.151.968 đồng.

Sáng nay, (3/9) khu vực phía Tây Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Còn các tỉnh phía Đông lượng mưa ít hơn.

Sáng chế “Máy xé măng” của học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành. Ảnh: Hoài Anh

YBĐT - Thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh đã quan tâm, đẩy mạnh trong các nhà trường và đã có hàng trăm các dự án nghiên cứu, sáng tạo khoa học - kỹ thuật, sáng kiến kinh nghiệm phục vụ thiết thực cho công tác dạy và học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục