Theo Cục ATTP, các lỗi vi phạm chủ yếu của các cơ sở này là quảng cáo không phù hợp, quảng cáo thực phẩm có tác dụng "thần thánh” như thuốc chữa bệnh, quảng cáo khi chưa được cấp phép, sản xuất thực phẩm "chui”…
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 2/11, Cục ATTP đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 99 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, với tổng số tiền phạt gần 5,6 tỷ đồng. Cùng với xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục ATTP đã buộc các cơ sở thu hồi và tiêu hủy các lô sản phẩm vi phạm về chất lượng, tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm; thu hồi 54 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, 8 Giấy xác nhận nội dung quảng cáo và 7 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Danh sách chi tiết 24 công ty vừa bị Cục ATTP xử phạt hành chính vì vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trong khoảng gần 2 tháng qua gồm:
1. Công ty cổ phần Nam Dược An Nhiên (Thanh Xuân, Hà Nội) có hành vi quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Khớp An nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định, gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
2. Công ty cổ phần Dược phẩm Bảo Minh (Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Avisure Mama Hi-Q và Avisure Mama Multi trên website không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
3. Công ty cổ phần Đông Dương (thị trấn Lương Sơn, Hòa Bình) có hành vi quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gaviteen mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; quảng cáo không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
4. Công ty TNHH Thương mại Dược mỹ phẩm Nam Phương (Hà Đông, Hà Nội) đã quảng cáo 2 sản phẩm thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Diamon Khop và Bình vị Nam Phương không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định, gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
5. Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Sing Health (Quận 6, Tp Hồ Chí Minh) đã quảng cáo các sản phẩm Giải độc gan Liver Capsule mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
6. Công ty TNHH Mỹ phẩm Nano Techco (quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đại tràng Medi; Giải rượu khang; Hamonano trên website không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
7. Công ty TNHH TM và dịch vụ Natural-Holic Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Pectin Complex không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
8. Công ty TNHH MTV Thương mại Hoa Mộc Lâm (quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo mộc Hoa Mộc Lâm mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận nội dung trước khi thực hiện.
9. Công ty TNHH Dược phẩm Unipharma (Thanh Trì, Hà Nội) quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Uni Prenatal Diamond có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
10. Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại TH Minh Hương (quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trà giảm cân Leptin Teatox 28 Morning Boost và Trà giảm cân Leptin Teatox 28 Night Cleanse không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định; Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa.
11. Công ty cổ phần Dược phẩm Huệ Đức (Thanh Xuân, TP. Hà Nội) quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Giấc nữ mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
12. Công ty cổ phần Dược phẩm Delap (Thanh Xuân, Hà Nội) quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe GS IMUNOSTIM JUNIOR không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
13. Công ty TNHH Dược phẩm 1110M (Đống Đa, Hà Nội) có hành vi quảng cáo 02 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thận An Plus và Khớp an Plus không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
14. Công ty TNHH sản xuất DP công nghệ cao Nanofrance (Thường Tín, Hà Nội) vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa đối với lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chiến Mã Khang.
15. Công ty cổ phần Phát triển công nghệ Đông Nam Dược (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa đối với lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chiến Mã Khang; Quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chiến Mã Khang nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
16. Công ty cổ phần Dược phẩm Trí Lực Việt Nam (Thanh Trì, Hà Nội) bán ra thị trường lô hàng vi phạm của 2 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phù hợp quy định ATTP.
17. Hợp tác xã thuốc nam gia truyền dân tộc Dao (Ba Vì, Hà Nội) sản xuất 03 lô sản phẩm thực phẩm Mộc Vị An, Bổ phế Thanh Mộc Hương, Trà Thảo Mộc Thủy Liên Hoa thuộc diện phải công bố phù hợp quy định ATTP mà không có Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP.
18. Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô (Cầu Giấy, Hà Nội) quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe GastimunHP không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định, gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
19. Công ty cổ phần Dược phẩm quốc tế USA (Hoàng Mai, Hà Nội) sản xuất lô sản phẩm thực phẩm chức năng Trinh nữ Hoàng cung thuộc diện phải thực hiện công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định ATTP mà không có giấy tiếp nhận công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP hoặc có nhưng đã hết hiệu lực.
20. Công ty TNHH Dược Tùng Lộc II (huyện Văn Lâm, Hưng Yên) sản xuất lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tâm Tỳ Vương không phù hợp quy định ATTP.
21. Công ty TNHH Dược phẩm dược liệu Bình Hòa (thị xã Long Khánh, Đồng Nai) sản xuất, bán lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tràng vị Bình Hòa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
22. Công ty TNHH Một thành viên Đức Thọ Sanh (TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) sản xuất, bán 2 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiểu nhi bá bổ và Bảo vệ chức năng gan có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng; vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa đối với 4 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Tiểu nhi bá bổ, Bảo vệ chức năng gan, Bổ huyết điều kinh và Bổ phế thủy.
23. Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh Dược phẩm châu Âu (Quận 5, TPHCM) bán lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Eurocalci Max có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
24. Công ty cổ phần Liên doanh Dược phẩm TPP-France (Đống Đa, Hà Nội) sản xuất lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Eurocalci Max không phù hợp với tiêu chuẩn công bố đã áp dụng.
(Theo chinhphu.vn)