Yên Bái đưa chính sách dân tộc đến với người dân

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/2/2019 | 8:29:12 AM

YênBái - Năm 2018, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và phòng dân tộc các địa phương triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc phù hợp với điều kiện thực tế vùng DTTS trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ máy móc sản xuất cho người dân.
Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ máy móc sản xuất cho người dân.

Mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, là tỉnh nghèo nhưng năm qua, các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước cho vùng đồng bào dân tộc luôn được tỉnh xem xét, cân đối ưu tiên cấp vốn bổ sung, hỗ trợ để các địa phương triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách dân tộc như: Chương trình 135; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ở vùng khó khăn; chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS... với tổng số vốn trên 159 tỷ đồng.

Triển khai tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước được tỉnh giao năm 2018, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và phòng dân tộc các địa phương triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc phù hợp với điều kiện thực tế vùng DTTS trên địa bàn tỉnh. 

Các chính sách hỗ trợ được triển khai lồng ghép hiệu quả với các chương trình, dự án và các chính sách an sinh xã hội của tỉnh, tạo điều kiện giúp người dân vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) phát triển sản xuất, cải thiện nâng cao đời sống, từng bước giảm nghèo bền vững. 

Trong đó, Chương trình 135 với tổng vốn trên 156 tỷ đồng, đầu tư xây dựng 126 công trình cơ sở hạ tầng tại các xã ĐBKK với tổng giá trị thực hiện trên 97,5 tỷ đồng, hoàn thành 113% kế hoạch giao; xây dựng 81 công trình cơ sở hạ tầng tại các thôn, bản ĐBKK, giá trị thực hiện đạt trên 114% kế hoạch giao; duy tu, bảo dưỡng 85 công trình xuống cấp và hư hỏng với giá trị thực hiện trên 6,7 tỷ đồng, tăng hơn kế hoạch giao gần 1 tỷ đồng do nhân dân đóng góp ngày công thực hiện. 

Thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo ở các xã thông qua hình thức hỗ trợ giống, cây con, máy móc thiết bị trị giá gần 30 tỷ đồng, đạt trên 108% kế hoạch. Phần nhân dân đóng góp công lao động tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đạt trên 2,3 tỷ đồng. Mở mới 81 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở với trên 2.100 học viên tham gia, đạt 117% kế hoạch. 

Nhìn lại năm 2018, bên cạnh sự ổn định và phát triển về mọi mặt đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân vùng đồng bào DTTS, còn tình trạng di cư tự phát ở vùng đồng bào dân tộc tại huyện Trạm Tấu và Văn Chấn với 6 hộ, 30 khẩu. Tình hình trồng cây thuốc phiện diễn ra nhỏ lẻ song nhiều tiềm ẩn. 

Trong năm, đã triệt phá 21 mảnh nương với diện tích trồng trên 1.000 m2, chủ yếu ở huyện Trạm Tấu. Theo đó, định hướng công tác dân tộc năm 2019 chú trọng tăng cường công tác quản lý Nhà nước theo tinh thần Chỉ thị số 28 ngày 10/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc. 

Ban Dân tộc chủ động phối hợp rà soát, đánh giá kỹ lưỡng tình hình thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giữa kỳ giai đoạn 2016 - 2020, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh chưa phù hợp tham mưu với tỉnh và Ủy ban Dân tộc điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn của địa phương, nhằm thực hiện hiệu quả lộ trình Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt và chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của tỉnh; trong đó, đặc biệt chú trọng thực hiện hiệu quả việc lồng ghép các dự án, chính sách, các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ trên địa bàn, nhất là vùng đặc biệt khó khăn, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng. 

Ban cũng cần phối hợp tốt với các ngành, địa phương nắm sát tình hình thực tế để tham mưu với tỉnh các biện pháp, giải pháp ổn định vững chắc an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc...

Minh Thúy

Tags Ban Dân tộc tỉnh

Các tin khác
Các phạm nhân chăm sóc rau.

Một mùa xuân nữa lại về, không khí rộn ràng đang tràn ngập khắp mọi nẻo đường, kể cả với những nơi tưởng chừng như không có tết, đó là các trại giam - nơi giam giữ các can phạm nhân.

Bà Lê Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Sở Y tế giám sát công tác tiêm chủng tại Trạm Y tế xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn.

Thời điểm này, diễn biến tình hình dịch sởi ở các tỉnh, thành phố trên cả nước có nguy cơ cao và phức tạp.

Kỷ niệm 64 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2019) là dịp để tôn vinh các y, bác sỹ, nhân viên y tế đã cống hiến vì sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đây cũng là dịp để cùng nhìn lại những hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ áo trắng trong ngành y tế Yên Bái những năm qua. Đặc biệt là sự cống hiến của đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh, công việc có tính chất đặc thù hơn trong những việc của ngành y.

Trường PTDTBT TH&THCS Chế Cu Nha luôn duy trì tốt sĩ số học sinh.

Để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) ở các trường bán trú, ngành GD&ĐT huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều giải pháp như: xây dựng, phát triển hệ thống trường, lớp học, nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các bậc học, thực hiện tốt công tác quản lý học sinh bán trú, đặc biệt là luôn duy trì ổn định sĩ số học sinh ở các trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục