Nghĩa Lộ giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/2/2019 | 1:59:21 PM

YênBái - Nhờ làm tốt công tác dự báo xu thế phát triển của từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh tế ở địa phương năm 2018, thị xã Nghĩa Lộ đã giải quyết việc làm cho 1.200 lao động, góp phần chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Lao động địa phương tại xưởng sản xuất của Công ty may Chiến Thắng, thị xã Nghĩa Lộ.
Lao động địa phương tại xưởng sản xuất của Công ty may Chiến Thắng, thị xã Nghĩa Lộ.

Là một trong những xã có lượng lớn lao động nông nghiệp chuyển dịch sang phi nông nghiệp, ông Vì Ngọc Chình - Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết: "Tạo việc làm cho người lao động là việc làm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, năm 2018, xã đã phối hợp với  Trường Trung cấp nghề Nghĩa Lộ và Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ nông, lâm nghiệp, thủy sản thị xã mở 4 lớp tập huấn nghề cho 115 người tham gia. Trong đó, mở 1 lớp nuôi cá nước ngọt với 30 học viên; 3 lớp với 85 học viên học các nghề: may, tre đan; nấu ăn; chăn nuôi thú y với thời gian 1 tháng. Nhờ đó, năm 2018 xã đã tạo việc làm mới cho 165 lao động”. 

Để hoàn thành mục tiêu tạo việc làm mới cho 170 lao động, ngay từ đầu năm 2019, xã đã chỉ đạo các thôn, bản rà soát nhu cầu học nghề; phối hợp với các công ty trong nước có nhu cầu tuyển lao động, ngành, nghề tuyển để có hướng mở các lớp học nghề phù hợp. 

Cũng như xã Nghĩa An, năm 2018, xã Nghĩa Phúc đã giải quyết việc làm mới cho 178 lao động, vượt 15,5% so với kế hoạch giao. Trong đó, xuất khẩu lao động 3 người đạt 100%; lao động ngoài tỉnh 60 người; lao động tại địa phương 115 người. 

Nhờ triển khai tốt công tác lao động việc làm, xã Nghĩa Phúc đã giảm được 32 hộ nghèo, đạt 128% kế hoạch và hoàn thành tiêu chí giảm nghèo trong chương trình xây dựng nông thôn mới nâng tổng số lao động được giải quyết việc làm trong năm 2018 lên 1.209 lao động, vượt 0,75% kế hoạch đề ra, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60,5%. 

Hiện nay, thị xã Nghĩa Lộ tập trung quy hoạch, dành quỹ đất để mời gọi phát triển các ngành công nghiệp ít tác động đến môi trường, phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn gắn với phát triển du lịch. 

Thị xã cũng tập trung sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống như: cói, mây tre đan… để tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Cùng đó, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cơ khí, chế tạo, sửa chữa ô tô, máy công nghiệp. Thị xã phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 135 tỷ đồng. 

Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn, đòi hỏi các nhà quản lý cần nắm bắt để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp, đón đầu xu thế phát triển chung của thị xã văn hóa miền Tây.

Anh Dũng

Tags giải quyết việc làm ở nghĩa lộ

Các tin khác

Thực hiện hiệu quả Năm an toàn cho phụ nữ và trẻ em là 1 trong 7 nội dung, hoạt động vừa được Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) Cụm thi đua các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc cam kết thực hiện trong giao ước thi đua năm 2019 của Cụm.

Đúng dịp Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 năm nay, Bộ Y tế chính thức phát động một chương trình có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Giáo sư Trần Bình Giang - Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cùng lãnh đạo Sở Y tế trao đổi chuyên môn với các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Y tế và sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân. Ngành y tế tỉnh Yên Bái đã không ngừng phát triển về mọi mặt và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. 

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ máy móc sản xuất cho người dân.

Năm 2018, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và phòng dân tộc các địa phương triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc phù hợp với điều kiện thực tế vùng DTTS trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục