Những điểm mới về tiền lương trong Dự thảo Luật Lao động sửa đổi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/5/2019 | 8:31:58 AM

Nhiều điểm mới về mức ứng tiền lương, căn cứ tính lương tối thiểu... được đưa ra trong dự thảo Luật Lao động sửa đổi 2012.

Theo Dự thảo, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận và không bị tính lãi suất khi hoàn trả.

Mức tạm ứng tiền lương tối đa không quá 3 tháng lương của người lao động.

Về lương tối thiểu, dự thảo luật cũng đã đưa ra 5 tiêu chí mới để xác định, điều chỉnh lương tối thiểu:

- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;

- Tương quan giữa lương tối thiểu và mức lương phổ biến của người lao động trên thị trường;

- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;

- Quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp;

- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp;

Cũng tại Dự thảo quy định, người sử dụng lao động chủ động xây dựng thang, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Mức lao động được hiểu là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

Bên cạnh đó, Dự thảo quy định người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức của người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động và công bố công khai tại nơi làm việc.

Tuy nhiên, quy định gửi thang lương, bảng lương tới cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đã không còn được đề cập.

Về trả lương, Dự thảo quy định việc trả bằng tiền Đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Theo đó, mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, gồm: Mức lương cơ bản; tiền trả làm thêm giờ và khoản tiền khác (nếu có); nội dung và tiền bị khấu trừ theo quy định tại của Bộ luật này.

Về nguyên tắc, người sử dụng lao động trả lương trực tiếp cho người lao động. Trường hợp bất khả kháng mà không thể thực hiện trả lương trực tiếp, Dự thảo quy định người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được dùng vũ lực, thủ đoạn ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động bán hoặc của đơn vị bán mà người sử dụng lao động chỉ định.

Người lao động được trả lương đúng hạn. Trường hợp không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 1 tháng và trả lương chậm từ 15 ngày trở lên, thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ngày 10/5, miền Bắc kết thúc se lạnh

Thời tiết miền Bắc sẽ sẽ lạnh trong sáng 10/5, từ trưa nhiệt độ bắt đầu tăng chậm.

Hội viên Hội CCB tỉnh trong ngày gặp mặt truyền thống.

Nhiều năm qua, toàn Hội đã có trên 130 hội viên tham gia làm trưởng, phó công an xã; gần 2.000 hội viên làm công an viên...

Giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ từ khi còn nhỏ chính là đặt nền móng vững chắc cho tương lai của đất nước.

Nhiều người được hỏi đã trả lời thấy ngại khi hát to, dõng dạc lời bài hát Quốc ca chỗ đông người, trong lễ chào cờ, ở nơi công cộng hay công sở, chỗ thân quen, điểm mới đến…

Giải quyết việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là một trong những giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện Mù Cang Chải.

Năm 2019, Mù Cang Chải phấn đấu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 90,4% xuống còn 89,7%, tương ứng chuyển 280 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục