Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chuẩn bị tốt để thực hiện hiệu quả

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/5/2019 | 8:33:52 AM

YênBái - Nội dung chủ yếu của chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Đồng chí Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cùng lãnh đạo UBND huyện Mù Cang Chải kiểm tra cơ sở vật chất trường vùng cao trên địa bàn.
Đồng chí Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cùng lãnh đạo UBND huyện Mù Cang Chải kiểm tra cơ sở vật chất trường vùng cao trên địa bàn.

Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn học đến nay đã được xây dựng xong, đang thực hiện các thủ tục theo quy định để ban hành.


Theo đó, nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển nhưng ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có ở Việt Nam; đồng thời, tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại khoa học - công nghệ và xã hội. Nội dung chủ yếu của chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9); giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ  lớp 10 đến lớp 12). 

Đối với cấp THPT gồm 7 môn học và 7 hoạt động giáo dục bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương); 2 môn học tự chọn (tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2); chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học - mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học (nhóm môn Khoa học xã hội: Lịch sử,  Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật; nhóm môn Khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học; nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật). 

Đối với cấp tiểu học, gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Ngoại ngữ ở lớp 3,4,5; Tự nhiên và xã hội ở lớp 1,2,3; Lịch sử và Địa lý ở lớp 4,5; Tin học và Công nghệ ở lớp 3,4,5; Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật); Hoạt động trải nghiệm) và 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 ở lớp 1,2). 

Thời lượng giáo dục ở cấp tiểu học là 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút (có hướng dẫn cho các trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy 2 buổi/ngày). 

Đối với cấp trung học cơ sở bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Lịch sử  và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương) và 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2). 

Thời lượng giáo dục ở cấp trung học cơ sở là 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy 2 buổi/ngày). 



Chương trình giáo dục phổ thông mới đến nay về cơ bản đã hoàn thành, đảm bảo tính khoa học và khả thi, tuy nhiên vì là mới nên việc triển khai là công việc khó khăn, phức tạp. Do đó, để chương trình triển khai hiệu quả, chất lượng, phải nâng cao nhận thức toàn xã hội, trước hết là nội bộ ngành giáo dục, cán bộ, đảng viên, phụ huynh, học sinh nhằm tạo sự thống nhất và đồng thuận trong cách tiếp cận cũng như trong tổ chức thực hiện. 

Bên cạnh đó, phải tiếp tục quy hoạch lại mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và xây dựng phát triển đội ngũ ngành giáo dục; có cơ chế, chính sách, cách thức để tạo ra động lực cho giáo viên tự thay đổi nhận thức, tự đổi mới trong cách dạy và học. 

Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất, đặc biệt là việc đáp ứng việc dạy 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học và đáp ứng việc tổ chức dạy các môn tích hợp, chuyên đề học tập nhằm định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông…

Thực hiện Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của tỉnh; chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nhiệm vụ: rà soát quy mô, mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2020-2021. 

Là chương trình lớn, khó, thời gian chuẩn bị không còn dài, theo đó, ngành giáo dục và các cấp, các ngành, địa phương phải khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp theo tinh thần Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 4/5/2019 của UBND tỉnh, trong đó quan tâm tốt việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện với Sở Giáo dục - Đào tạo, đảm bảo chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được triển khai trên địa bàn hiệu quả, chất lượng.

Nguyễn Đình

Tags Yên Bái giáo dục phổ thông

Các tin khác
Sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm là lĩnh vực luôn được các cơ quan chức năng thị xã tập trung kiểm tra, giám sát.

Thị xã Nghĩa Lộ nằm giữa lòng chảo Mường Lò, tuy chỉ có 4 phường và 3 xã với dân số 31.873 người nhưng trên địa bàn có tới 724 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và 13 bếp ăn tập thể.

Trong 4 tháng đầu năm 2019, Thư viện tỉnh Yên Bái đã bổ sung 750 bản sách, cấp mới 100 thẻ bạn đọc, phục vụ 13.500 lượt bạn đọc và luân chuyển 20.500 lượt sách, báo.

Đoàn công tác tỉnh Val de Marne (Cộng hòa Pháp) nắm thực tế việc sử dụng nước sạch tại xã An Thịnh, huyện Văn Yên.

Năm 2018, tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 88%, toàn tỉnh có 400 công trình cấp nước tập trung và hàng chục ngàn công trình cấp nước nhỏ lẻ được xây dựng ở vùng cao.

Các bác sĩ khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân địa phương.

Ngày 21/5, tại xã Mai Sơn, Hội Chữ thập đỏ huyện Lục Yên phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Yên Bái, Trung tâm Ytế huyện Lục Yên tổ chức lễ phát động “Tháng nhân đạo” và khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục