Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Yên Bái: “Cầu nối” giúp chị em thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/5/2019 | 11:25:49 AM

YênBái - Với chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn, hướng nghiệp dạy nghề cho hội viên phụ nữ, thời gian qua, Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tư vấn, đào đạo, hướng nghiệp dạy nghề cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, mở ra cơ hội thoát nghèo cho nhiều hội viên phụ nữ.

Các học viên tham gia lớp đào tạo nghề may tại Trung tâm.
Các học viên tham gia lớp đào tạo nghề may tại Trung tâm.

Sau 3 tháng được đào tạo nghề may tại Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tỉnh, các chị em xã Yên Thắng, huyện Lục Yên đã thành lập Tổ hợp tác may mặc với 20 thành viên tham gia. Sau gần 1 năm đi vào hoạt động, Tổ hợp tác may mặc không chỉ giải quyết việc làm cho các thành viên trong tổ mà còn tạo việc làm cho các lao động khác trong thôn. 

Chị Phạm Thị Loan - Tổ trưởng cho biết: "Được Trung tâm hỗ trợ đào tạo nghề, hướng dẫn thủ tục thành lập và liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra nên Tổ hợp tác đã nhận được khá nhiều đơn đặt hàng. Từ đó, tạo thu nhập ổn định cho chị em với mức bình quân trên 4 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, còn hỗ trợ, tạo thêm việc làm cho các chị em khác trong thôn”. 

Tổ hợp tác dịch vụ ăn uống xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình cũng là một trong những điển hình như vậy. Sau khi được đào tạo nghề 3 tháng tại Trung tâm, được Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam hỗ trợ một dây chuyền phục vụ hệ thống nấu ăn trị giá 150 triệu đồng, các chị em được đào tạo nghề đã thành lập Tổ hợp tác nấu ăn. 

Sau gần 2 năm hoạt động, đã tạo việc làm ổn định cho 20 thành viên với mức thu nhập bình quân trên 4 triệu đồng/người/tháng.

 Chị Triệu Xuân Huệ - Tổ trưởng cho biết: "Với phụ nữ nông thôn, quan trọng nhất là được tư vấn, hướng nghiệp dạy nghề để mỗi người biết phát huy khả năng, sở trường của mình trong từng lĩnh vực. Được định hướng nghề nghiệp nên chúng tôi đã quyết định thành lập Tổ hợp tác dịch vụ nấu ăn, đến nay cơ bản hoạt động khá hiệu quả”. 

Đó chỉ là hai trong số hàng trăm tổ hợp tác được Trung tâm đào tạo việc làm, định hướng, tư vấn hỗ trợ việc làm đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Thời gian qua, Trung tâm đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ và Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội 7 huyện, thị xã, thành phố khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của hội viên phụ nữ, lao động nữ ở cơ sở. 

Trong năm 2018, đã đào tạo 13 nghề dưới 3 tháng về chăn nuôi thú y, kỹ thuật thâm canh cây bưởi, kỹ thuật trồng nấm, sản xuất rau an toàn, trồng trọt chế biến nông sản, nuôi tằm và sơ chế kén tằm, trồng và sơ chế măng tre Bát độ, kỹ thuật nấu ăn, chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ chăm sóc gia đình, may công nghiệp cho trên 330 học viên lao động nông thôn; làm hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề sơ cấp kỹ thuật chế biến món ăn, may dân dụng với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Tổ chức 1 lớp sơ cấp nghề kỹ thuật chế biến món ăn cho 4 học viên đang làm việc tại cơ quan, đơn vị trong tỉnh; xây dựng kế hoạch đào tạo 1 lớp nghề may công nghiệp cho 30 học viên trình Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; tổ chức 4 lớp khởi sự kinh doanh cho 120 học viên là hội viên phụ nữ đã tham gia các lớp đào tạo nghề. 

Đây là một trong những hoạt động hỗ trợ học viên sau đào tạo nghề có thêm kiến thức, kỹ năng để phát triển sản xuất, chăn nuôi, hình thành ý tưởng kinh doanh, ý tưởng khởi nghiệp góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương.

Bà Nguyễn Thị Hồng Loan – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tỉnh cho biết: "Là năm thứ hai thực hiện chức năng, nhiệm vụ mới, tuy còn nhiều khó khăn nhất định, song Trung tâm sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ tập huấn, truyền thông, khởi sự kinh doanh; hỗ trợ, kết nối các mô hình, tổ hợp tác, tổ liên kết hợp tác xã tiêu thụ các sản phẩm đầu ra cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, là "cầu nối” giúp các chị em phụ nữ có kiến thức điều kiện vươn lên thoát nghèo”.

 Thanh Tân

Tags Trung tâm hỗ trợ hội viên chị em hướng nghiệp dạy nghề

Các tin khác
Giờ học tiếng Việt của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Chế Cu Nha.

Cô Hoàng Thị Ngân - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Nhiều hoạt động ngoài giờ như làm chợ phiên mỗi tuần một lần, xây dựng các góc thư viện tại mỗi lớp học và ngoài trời... được nhà trường tổ chức nhằm tạo môi trường tiếng Việt cho học sinh thực hành, trải nghiệm".

Ảnh minh họa. (Nguồn internet)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa chính thức bổ sung chứng nghiện trò chơi điện tử là một bệnh lý trong danh sách cập nhật phân loại bệnh quốc tế (ICD). Theo WHO, nghiện game là một bệnh về tâm thần.

Ảnh minh họa.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 30/5, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén kết hợp với hội tụ gió đang suy yếu dần, Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông.

Ngày 29-5, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến có Công văn số 2954/BYT-KCB phúc đáp Công văn số 5051/UBND-KGVX của UBND thành phố Hà Nội về việc khuyến cáo tác hại của khí N2O và tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh, lưu hành khí N2O.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục