Lễ tưởng niệm 155 năm ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/8/2019 | 2:04:17 PM

Ngày 20/8 hằng năm, Tiền Giang đều tổ chứ Lễ tưởng niệm ngày anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết, với những nghi thức truyền thống thu hút hàng vạn nhân dân gần xa thăm viếng, thắp hương.

Quang cảnh buổi lễ
Quang cảnh buổi lễ

Sáng 20/8, tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ viếng, đặt vòng hoa và dâng hương tưởng niệm 155 năm Ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết (20/8/1864-20/8/2019).

Lễ viếng lần lượt được tổ chức tại ba địa điểm: Tượng đài Anh hùng dân tộc Trương Định tại thị xã Gò Công; Mộ và Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định ở thị xã Gò Công; Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định tại xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông. Anh hùng dân tộc Trương Định sinh năm 1820, ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi).

Trước đây, ông theo cha vào Gia Định, sau về Gò Công (Tiền Giang) lập nghiệp, khai hoang, lập đồn điền.

Vào năm 1859, khi quân Pháp xâm chiếm Gia Định, tại Gò Công, ông đứng lên dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược, lấy "Đám lá tối trời” tại Gia Thuận, Gò Công làm căn cứ và giành được nhiều thắng lợi vẻ vang, làm nức lòng quân dân và được suy tôn là "Bình Tây Đại Nguyên Soái.”

Ngày 20/8/1864, bị nội ứng làm phản chỉ điểm, giặc Pháp đánh úp căn cứ "Đám lá tối trời.” Trong trận này, Trương Định sau khi anh dũng chiến đấu đến hơi tàn lực kiệt, đã tuẫn tiết để khỏi rơi vào tay giặc.

Ngày 20/8 hàng năm, tỉnh Tiền Giang đều tổ chức trang trọng Lễ tưởng niệm ngày ông tuẫn tiết, với những nghi thức truyền thống thu hút hàng vạn nhân dân gần xa thăm viếng, thắp hương và tưởng nhớ.

Trước đó, ngày 20/8/2016, nhân dịp kỷ niệm 152 năm Ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết, tỉnh Tiền Giang đã đón nhận Bằng chứng nhận Lễ hội Trương Định là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Các di tích liên quan đến Cuộc khởi nghĩa hào hùng của Anh hùng dân tộc Trương Định như: Đền thờ Trương Định tại xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông; lăng mô Trương Định tại thị xã Gò Công và Lũy Pháo Đài ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Nhân dịp này, Tiền Giang tổ chức nhiều hoạt động, như trưng bày triển lãm hoa cảnh, giới thiệu nông - đặc sản vùng Gò Công, hội thi, hội diễn văn nghệ, giải bóng chuyền, liên hoan các đội lân, biểu diễn đờn ca tài tử…

Các hoạt động kéo dài từ ngày 14-20/8.

(Theo vietnam+)

Các tin khác
Thanh niên Yên Bái phát huy sức trẻ, tình nguyện vì cộng đồng.

Một trong những thành công nổi bật của phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ 2014 - 2019 là kết quả thực hiện Cuộc vận động Thanh niên thi đua cống hiến của tuổi trẻ Yên Bái. Trong đó, việc thanh niên xung kích, tình nguyện tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường được ủy ban hội các cấp tổ chức rộng khắp, thu hút đông đảo hội viên thanh niên tham gia.

Bản định cư mới Cu Vai, xã Xà Hồ, Trạm Tấu. (Ảnh : Thanh Miền)

Từ triển khai hiệu quả chương trình, dự án, chính sách của Trung ương, của tỉnh và sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương, bộ mặt cũng như đời sống người dân hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải tiếp tục có những đổi thay.

Đoàn viên thanh niên thị xã Nghĩa Lộ tích cực tham gia hiến máu tình nguyện.

Trong những năm qua và đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2019, các cấp bộ Đoàn thị xã Nghĩa Lộ luôn có sự chủ động trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch, tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Dù là xã thuần nông, điều kiện để phát triển kinh tế không thực sự thuận lợi, nhưng Hán Đà lại là xã đầu tiên của huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2016. Có được kết quả đó, bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, còn nhờ việc Hán Đà đã quan tâm làm tốt công tác đào tạo, nâng cao kiến thức sản xuất cho lao động trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục