97% lao động quay lại làm việc sau Tết, doanh nghiệp sản xuất ổn định

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/2/2020 | 2:32:06 PM

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, bên cạnh một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng phải tạm dừng hoặc thu hẹp sản xuất bởi dịch bệnh thì tình hình người lao động trở lại làm việc sau Tết tại các doanh nghiệp còn lại rất khả quan, duy trì sản xuất ổn định. Trên toàn quốc, tỉ lệ lao động trở lại làm việc đạt 97%.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có báo cáo nhanh về tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh do chủng mới của virus Corona liên quan tới lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Theo báo cáo nhanh được tổng hợp từ 30/63 tỉnh, thành phố, đến ngày 12/2, trong tổng số trên 180.000 doanh nghiệp đã có 322 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, 553 doanh nghiệp giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Ngoài ra, trong tổng số trên 5.000 hợp tác xã báo cáo, đã có 25 hợp tác xã tạm dừng hoạt động, 5 hợp tác xã giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh.

Về số lao động bị ảnh hưởng theo ngành kinh tế, báo cáo nhanh của 22/63 tỉnh/thành phố cho thấy có gần 9.000 người lao động bị ảnh hưởng, trong đó có đến trên 3.200 lao động trong lĩnh vực nông, lâm và thủy sản; trên 2.200 lao động thuộc lĩnh vực cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; lĩnh vực vận tải, kho bãi có trên 1.100 người. Đặc biệt, khoảng 1.000 lao động thuộc lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống đã bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 (nCoV)...

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, bên cạnh một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng phải tạm dừng hoặc thu hẹp sản xuất bởi dịch bệnh thì tình hình người lao động trở lại làm việc sau Tết tại các doanh nghiệp còn lại rất khả quan, duy trì sản xuất ổn định.

"Sau Tết lại có dịch bệnh nCoV nhưng tình hình khan hiếm lao động không xảy ra như những năm trước. Trên toàn quốc, tỷ lệ lao động trở lại làm việc đạt 97%, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn số lao động trở lại làm việc đạt gần như 100%”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.

Về tình hình lao động là người Trung Quốc, đến nay chỉ có hơn 29% lao động Trung Quốc về quê ăn Tết quay trở lại Việt Nam làm việc, những lao động này đang được các địa phương cách ly, theo dõi.

Báo cáo của 63 địa phương cho biết, có 33.775 lao động Trung Quốc làm việc tại các địa phương đã được cấp giấy phép lao động, trong đó có 26.388 lao động Trung Quốc đã về nước ăn Tết.

Theo cập nhật của các địa phương đến 16 giờ ngày 10/2, có 15.018 lao động Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, trong đó có hơn 7.300 lao động ở lại Việt Nam dịp Tết và hơn 7.600 lao động Trung Quốc quay trở lại sau dịp Tết Nguyên đán (chiếm 22,59% lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam).

Báo cáo nhanh của 41 địa phương cho biết, có 5.112 trường hợp lao động Trung Quốc đang được cách ly, theo dõi. Trong đó, có 248 trường hợp đã vào Việt Nam 14 ngày; 1.085 trường hợp vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ 10-14 ngày và 3.779 trường hợp vào Việt Nam dưới 10 ngày.

Các trường hợp được lao động người Trung Quốc cách ly chủ yếu tại khu ký túc xá doanh nghiệp, khách sạn, có một số trường hợp nghi nhiễm được địa phương theo dõi, cách ly tại các cơ sở y tế.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác

Ngày 13/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ cho biết kỳ thi THPT quốc gia 2020 vẫn giữ ổn định về tổ chức, ra đề thi. Riêng về thời gian thi thì Bộ sẽ xem xét điều chỉnh căn cứ vào thực tế nghỉ học vì dịch COVID-19.

Một đợt không khí lạnh mới đang di chuyển xuống nước ta.

LTS: Bệnh viêm phối cấp do virus Covid - 19 thực sự là nỗi lo lắng của người dân. Việc phòng chống dịch bệnh Corona là rất cần thiết, cấp bách, nhưng cùng đó mỗi người cần giữ gìn sức khỏe và chủ động phòng chống các loại bệnh tật khác, trong đó có các bệnh thường gặp vào mùa xuân. Chuyên mục “Sức khỏe là vàng” kỳ này, bác sĩ Hồ Hữu Hóa - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hữu Nghị 103 sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức phòng tránh những bệnh thường gặp vào mùa xuân.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Mù Cang Chải (bên trái) trao sổ bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay tại nhà người tham gia.

Với cách làm hay trong tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN) bằng việc tổ chức các buổi tuyên truyền lưu động và ra quân với khẩu hiệu: “Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà”, thời gian qua, số người tham gia BHXHTN trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã tăng lên đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục