Nhật thực diễn ra trên khắp Việt Nam, 11 năm mới có 1 lần

  • Cập nhật: Chủ nhật, 21/6/2020 | 4:53:39 PM

Sau hôm nay, phải đến năm 2031, người dân Việt Nam mới lại cùng nhau chứng kiến hiện tượng nhật thực trên toàn quốc.

Nhật thực là gì?

Đây là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm tuần tự trên một đường thẳng. Tại một số điểm trên Trái Đất, Mặt Trăng sẽ che bớt một phần hoặc toàn bộ Mặt Trời, gây nên hiện tượng nhật thực. 
Nhật thực diễn ra trên khắp Việt Nam, 11 năm mới có 1 lần

Do Mặt Trăng che mất Mặt Trời, một số khu vực trên Trái Đất sẽ rơi vào vùng bóng tối (hiện tượng nhật thực toàn phần), một số khu vực khác rơi vào vùng nửa tối (hiện tượng nhật thực một phần). 

Tại Việt Nam có thể xem được nhật thực không?

Lần nhật thực này có vùng quan sát rộng lớn kéo dài từ khu vực châu Phi tới cả các quốc gia thuộc khu vực châu Á. 

Hiện tượng này có thể quan sát tại các quốc gia gồm Cộng hòa Trung phi, Ethiopia, phía nam Pakistan, phía bắc Ấn Độ và một phần Trung Quốc. 

Việt Nam nằm trong số các quốc gia có thể quan sát được nhật thực một phần với vùng che phủ đáng chú ý. Theo đó, người dân tại Hà Nội có thể quan sát nhật thực một phần với độ che phủ lên tới 77%. Tỷ lệ này sẽ giảm dần khi đi xuống các tỉnh phía nam. 



Tỷ lệ che phủ của nhật thực tại các tỉnh thành trên khắpViệt Nam. Số liệu: Cộng đồng thiên văn Việt Nam. 

Đây cũng là lần hiếm hoi mà người dân trên khắp cả nước đều có thể quan sát được hiện tượng nhật thực. Phải đến năm 2031 thì nhật thực mới diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam một lần nữa.

Cần chuẩn bị gì khi quan sát nhật thực?

Trong thời điểm diễn ra nhật thực, người dân cần hết sức lưu ý không được quan sát bằng mắt thường. Điều này là bởi bức xạ của Mặt Trời có thể ảnh hưởng trực tiếp tới mắt. 

Người dân cũng không nên sử dụng kính râm hay các dụng cụ tự chế khác để quan sát nhật thực. Thay vào đó, cần sử dụng các dụng cụ chuyên dùng. 

Để quan sát hiện tượng thiên nhiên đặc biệt này, bạn đọc có thể tham khảo cách quan sát nhật thực tại Việt Nam theo hướng dẫn của VietNamNet.

Nhật thực đang diễn ra trên khắp Việt Nam

Hà Nội: 13h15' chiều 21/6, nhật thực vừa chớm xuất hiện tại Hà Nội. Tuy vậy hiện vẫn chưa có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường. 

Nhật thực diễn ra trên khắp Việt Nam, 11 năm mới có 1 lần
Hình ảnh nhật thực được quan sát qua kính thiên văn tại Hà Nội
Nhật thực diễn ra trên khắp Việt Nam, 11 năm mới có 1 lần
Điểm quan sát nhật thực tại Trường Đại học Khoa học Công nghệ: Trời đang có nắng và nhiệt độ ngoài trời khá cao, lên tới 37 độ C. Tuy nhiên thời tiết không làm giảm đi quyết tâm chờ đón nhật thực của những người yêu thiên văn.
Nhật thực diễn ra trên khắp Việt Nam, 11 năm mới có 1 lần

Hà Nội: Mặt Trăng đã ăn sâu hơn ở thời điểm 2h chiều. Một số người phản ánh đã bắt đầu có thể quan sát được hiện tượng nhật thực. Ảnh hiện tượng nhật thực ghi lại bằng camera smartphone. 

 Nhật thực diễn ra trên khắp Việt Nam, 11 năm mới có 1 lần

Dù trời nắng nóng, nhiều em nhỏ cũng được bố mẹ đưa đi quan sát hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.

 Nhật thực diễn ra trên khắp Việt Nam, 11 năm mới có 1 lần

Do không thể xem nhật thực bằng mắt thường, ban tổ chức đã bố trí các thiết bị kính thiên văn + màn chiếu để hỗ trợ việc quan sát.

Nhật thực diễn ra trên khắp Việt Nam, 11 năm mới có 1 lần

Công viên Hoà Bình (Hà Nội): Các thành viên CLB Thiên văn nghiệp dư Hà Nội đang set-up kính thiên văn để chuẩn bị quan sát cực điểm của nhật thực một phần vào 2h55' chiều.

Nhật thực diễn ra trên khắp Việt Nam, 11 năm mới có 1 lần
Tại Hà Nội, thời điểm 14h25', Mặt Trăng đang ngày một ăn sâu hơn vào Mặt trời. Độ che phủ lúc này đang ở mức khoảng 55%. Tỷ lệ che phủ tối đa của nhật thực lần này sẽ giảm dần khi đi xuống các tỉnh phía nam.
Nhật thực diễn ra trên khắp Việt Nam, 11 năm mới có 1 lần

Thời điểm 14h30', Mặt Trăng đã che phủ với tỷ lệ 60%. Bầu trời hiện đang tối dần đi so với trước

Nhật thực diễn ra trên khắp Việt Nam, 11 năm mới có 1 lần 

Nhật thực một phần đạt đỉnh với độ che phủ lên tới 77% tại Hà Nội

Nhật thực diễn ra trên khắp Việt Nam, 11 năm mới có 1 lần

Người dân lấy tấm film X quang để làm "kính" xem nhật thực.

Nhật thực diễn ra trên khắp Việt Nam, 11 năm mới có 1 lần

Nhật thực diễn ra trên khắp Việt Nam, 11 năm mới có 1 lần 

Hà Nội: Mặt trăng bắt đầu "nhả" Mặt Trời sau khu vùng phủ nhật thực đã đạt đỉnh

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác

Hưởng ứng “Ngày gia đình Việt Nam - 28/6”, tối ngày 20/6 tại xã Quy Mông (Trấn Yên), Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Yên Bái phối hợp tổ chức buổi truyền thông chính sách dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

Tập thể Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh và 1 cá nhân được Quân khu 2 tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.

Bộ Tư lệnh Quân khu 2 vừa tổ chức hội nghị trực tuyến tuyên dương điển hình tiên tiến trong phụ nữ Quân khu giai đoạn 2015 – 2020.

Ảnh minh họa

Do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển mạnh và mở rộng về phía Đông Nam kết hợp với hiệu ứng phơn, ngày 21/6, nắng nóng sẽ gia tăng ở Bắc Bộ và Trung Bộ.

Đợt nắng nóng sẽ kéo dài trong những ngày tới. Ảnh minh họa

Theo dự báo, đợt này sẽ xảy ra nắng nóng gay gắt, có điểm nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 40 độ C. Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ mưa dông vào chiều tối, đêm và sáng sớm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục