Thủ tục hành chính bảo hiểm y tế và chế độ thai sản

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/7/2020 | 1:57:58 PM

YênBái - Người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) có quyền đăng ký khám, chữa bệnh (KCB) BHYT ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB.

Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện không phân biệt địa giới hành chính.
Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện không phân biệt địa giới hành chính.

■ Ông Trần Văn Ngũ ở phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái hỏi: Vợ chồng chúng tôi có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) do cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái cấp, nơi khám bệnh ban đầu là Phòng khám Cán bộ (nay là phòng khám của Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Do điều kiện gia đình, cách đây 2 tháng vợ chồng tôi đã chuyển về sống với con trai ở Hà Nội 2 và sẽ ở lâu dài dưới này. Tôi muốn chuyển chế độ BHYT về Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội có được không? 

Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái trả lời: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 26, Luật BHYT, người tham gia BHYT có quyền đăng ký khám, chữa bệnh (KCB) BHYT ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB. 

Như vậy, vợ chồng ông có hộ khẩu thường trú tại phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái; có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái nên không chuyển nơi KCB ban đầu về Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội Hà Nội (theo nguyện vọng) được. Do Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng 1, không tiếp nhận thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu đối với các đối tượng ngoại tỉnh.

Trường hợp vợ, chồng ông đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng muốn chuyển về Hà Nội để sinh sống lâu dài, đề nghị ông liên hệ với cơ quan BHXH tỉnh Yên Bái làm thủ tục chuyển lương hưu đến nơi ở mới (theo quy định tại điểm 1.6.2, mục 1.6, khoản 1, Điều 6, Quyết định số 166/QĐ-BHXH), tại đó cơ quan BHXH nơi quản lý chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH sẽ hướng dẫn ông lựa chọn nơi đăng ký KCB ban đầu theo nguyện vọng. 

Mặt khác, ông không muốn chuyển lương hưu, ông căn cứ vào Điều 8 hoặc Điều 9 (nếu thuộc đối tượng áp dụng) Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký KCB BHYT BĐ và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT để cơ quan BHXH tỉnh thực hiện chuyển nơi đăng ký KCB cho ông vào tháng đầu quý.

■ Bà Lương Lan Phương, có địa chỉ Email: lanphuongdl52@gmail.com hỏi: Tôi có hợp đồng lao động 1 năm và tham gia đóng BHXH tại doanh nghiệp từ tháng 9 năm 2019 đến nay (đã đóng đủ BHXH 8 tháng liên tiếp từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2020), tuy nhiên do dịch Covid-19 nên công ty tạm dừng hoạt động và dừng đóng BHXH tháng 5 cho người lao động. Tôi chuẩn bị sinh con, vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản không và thủ tục hưởng như thế nào?

Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái trả lời: Theo Công văn 860/BHXH-BT ngày 17/3/2020, những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn được tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất. Trong đó, thời gian tạm dừng đóng đến hết tháng 6 hoặc tháng 12/2020 và không tính lãi phạt chậm nộp theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, doanh nghiệp vẫn phải đóng đầy đủ, kịp thời vào quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT và bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. 

Do đó, việc doanh nghiệp tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ không ảnh hưởng đến điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH 2014.
 Về chế độ thai sản: Khoản 2, Khoản 3, Điều 31, Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp của bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Về hồ sơ hưởng chế độ thai sản: Quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 101, Luật BHXH năm 2014 thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con trong trường hợp sinh thông thường là bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

H.D

Các tin khác
Các y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải chia sẻ niềm vui bên ba bé gái vừa chào đời trong ca mổ sinh 3.

Ngày 23/7, Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải lần đầu tiên đã phẫu thuật thành công ca sinh 3 (3 bé gái nặng 1,4 kg, 1,7kg, 2kg).

Vùng miệng bị bỏng của bé trai sau 24 ngày điều trị. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bé gái hai tuổi ở Yên Bái nghịch cắn dây điện đã bị bất tỉnh, bỏng nặng vùng miệng, cằm hoại tử.

Đoàn thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Tạ Thị Mạn ở thôn 3, xã Mường Lai.

Nhân kỷ niệm 73 năm Ngày thương binh liệt sỹ ( 27/7/1947 – 27/7/2020), mới đây Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Lục Yên đã đến thăm và tặng quà các Mẹ Việt Nam anh hùng và người có công tại các xã Mường Lai, Liễu Đô và thị trấn Yên Thế.

Việt Nam hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ năm người trưởng thành thì có một người mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục