Yên Bái: Quan tâm hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/2/2021 | 7:50:22 AM

YênBái - Giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân vùng DTTS đạt bình quân khoảng 8%/năm; thu nhập bình quân người DTTS đạt 59 triệu đồng/người/năm.

Nông dân thị xã Nghĩa Lộ thâm canh cây màu vụ đông.
Nông dân thị xã Nghĩa Lộ thâm canh cây màu vụ đông.

Là địa phương miền núi, tỉnh Yên Bái có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 57,29%; riêng hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm 95% tổng dân số, chủ yếu là người Mông. Với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh; sự vào cuộc của các cấp, các ngành, những năm qua, việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Trung ương và các chính sách đặc thù của tỉnh Yên Bái đối với vùng đồng bào DTTS đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế - xã hội vùng.

Với tổng kinh phí trên 158 tỷ đồng, thực hiện Chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) theo Quyết định số 75/2013, Quyết định số 33/2013 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 2085/2016 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2013 đến năm 2017, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 15 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ tạo quỹ đất sản xuất; hỗ trợ làm nhà ở, nước sinh hoạt phân tán; hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc cho các hộ DTTS nghèo và hộ nghèo tại 8 huyện, thị xã; đầu tư xây dựng 16 công trình thuộc 7 dự án định canh, định cư tập trung, hỗ trợ chuyển đổi giống mới đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất... ổn định định canh định cư cho các hộ DTTS. 

Cùng với đó, Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn này đã hỗ trợ téc nước sinh hoạt cho 6.183 hộ; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho 345 hộ; xây dựng 5 công trình đường giao thông, công trình điện và nhà sinh hoạt cộng đồng ổn định dân định canh định cư tập trung. 

Đặc biệt, giai đoạn 2013 - 2017, các chính sách cho vay vốn hỗ trợ sản xuất hộ đồng bào DTTS nghèo ĐBKK theo Quyết định số 54/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện cho vay trên 18,5 tỷ đồng, kịp thời hỗ trợ các hộ nghèo ĐBKK có vốn để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

Bên cạnh các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, thực hiện Quyết định số 2086/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc rất ít người, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với dân tộc Phù Lá xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên với tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2017 - 2020 trị giá trên 16,2 tỷ đồng. 

Theo đó, triển khai hỗ trợ trâu, bò sinh sản, giống gia cầm, giống cây trồng, hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho 969 lượt hộ. Hỗ trợ mở 3 lớp học tiếng dân tộc cho 147 cháu, hỗ trợ 2 lớp thêu kết hợp làm trang phục, 3 lớp đan lát thủ công truyền thống, hỗ trợ phục dựng lễ hội, trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng và đầu tư xây dựng 6 công trình giao thông cùng 2 nhà sinh hoạt cộng đồng tại địa phương này. Được biết, đến cuối năm 2020, số hộ nghèo toàn tỉnh còn 15.372 hộ, chiếm 7,04%; trong đó, số hộ nghèo DTTS là 13.272 hộ, chiếm 86,34 % trên tổng số hộ nghèo của tỉnh. Tỉnh hiện có 2 xã, 47 thôn ĐBKK đã hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020.

Giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân vùng DTTS đạt bình quân khoảng 8%/năm; thu nhập bình quân người DTTS đạt 59 triệu đồng/người/năm. Theo đó, tỉnh chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện các chủ trương, chính sách bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển, tạo đột phá trong phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng; thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới. 

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh, bền vững, cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân. Thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các dân tộc, vùng miền; giảm dần, tiến tới không còn địa bàn và đối tượng ĐBKK. 
Minh Thúy

Tags Yên Bái hỗ trợ phát triển dân tộc thiểu số vụ đông

Các tin khác
Bà Hoàng Phương Thuý - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh (đứng giữa) trao đổi kinh nghiệm tổ chức đại hội với cán bộ Hội LHPN thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn và các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

Đầu tháng 1 vừa qua, Đại hội (ĐH) đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn - ĐH điểm cấp cơ sở của Hội LHPN tỉnh đã thành công tốt đẹp.

Thành đoàn Yên Bái và các nhà tài trợ tặng quà Tết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, Thành đoàn Yên Bái đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà Tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 1/2, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Chi nhánh Bắc Yên Bái đã tổ chức chương trình trao tặng 1.000 suất quà tết trị giá 500 triệu đồng cho các gia đình đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.

200 hộ dân nghèo xã Lao Chải và 100 hộ nghèo xã Khao Mang đã được nhận quà tết từ bạn đọc báo Tuổi Trẻ trong chiều 31-1

"Với những tấm chăn bằng lông dày ấm này cùng 400.000 đồng lì xì cho mỗi hộ nghèo, báo Tuổi Trẻ đã mang 'hơi ấm' từ bạn đọc, mang cái 'tết ấm' đến cho những người dân nghèo xứ lạnh bên đèo Khau Phạ...”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục