Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong số 3,8 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học chính quy năm 2021 có sự không đồng đều giữa các ngành, khối ngành.
Theo số liệu tổng hợp cho đến nay, toàn hệ thống có trên 3,8 triệu nguyện vọng đăng ký, gần 550 ngàn chỉ tiêu. Tuy nhiên, con số 3,8 triệu nguyện vọng này đã thống kê tất cả nguyện vọng (từ NV1, NV2, NV3….). Nếu tính tổng nguyện vọng trên chỉ tiêu thì nguyện vọng có số lượng gấp hơn 7 lần chỉ tiêu. Nhưng nếu tính tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 thì chỉ cao gấp 1,45 lần tổng số chỉ tiêu của cả hệ thống.
Để đánh giá tình hình, xu hướng đăng ký ngành năm nay cần phải căn cứ số liệu đăng ký nguyện vọng 1 vì nguyện vọng 1 thể hiện ưu tiên số 1, ngành mong muốn, lựa chọn đầu tiên của các em. Chỉ khi không đỗ NV1, các em mới bắt đầu lựa chọn các ngành nghề khác bằng các NV2, NV3.
Tỷ lệ NV1 so với Chỉ tiêu đào tạo năm 2021 cho thấy những ngành hấp dẫn, thu hút nhất, nhiều thí sinh đăng ký nhất năm nay là: An ninh Quốc phòng (566,82%); Báo chí và thông tin (311,65%), Nghệ thuật (210,7%); Du lịch khách sạn, dich vụ cá nhân (201%), Khoa học xã hội và hành vi (197,97%).
Trong tổng số nguyện vọng, thì nhóm ngành Kinh doanh & Quản lý tuy chiếm tỷ lệ đăng ký NV1 cao nhất (khoảng 27%), nhưng khi so với chỉ tiêu các trường có năng lực đào tạo thì tỉ lệ NV1/chỉ tiêu chỉ khoảng 186,1%, đứng thứ 6 trong những nhóm ngành thu hút thí sinh nhất. Tuy nhiên, nhóm ngành này được nhiều thí sinh lựa chọn cho các NV tiếp theo, nếu NV1 không đỗ; do vậy xét trên tổng chỉ tiêu tất cả các NV (từ 1 đến n) thì đang nhóm ngành này đang ở mức cao khá đặc biệt.
Số liệu trên cho thấy nhóm ngành Dịch vụ, Báo chí thông tin vẫn đang ở tốp đầu, nhóm ngành An ninh Quốc phòng vẫn giữ vững độ hấp dẫn thí sinh, tuy nhiên chỉ tiêu tuyển sinh ít. Đáng chú ý, ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên có tỷ lệ nguyện vọng đăng ký ở nhóm cao (TOP 9). Điều này cho thấy, việc Chính phủ ban hành và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên, với ưu đãi chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm học phí và sinh hoạt phí, đảm bảo đầu ra sau tốt nghiệp cũng đã mang lại thêm sức hút cho ngành sư phạm.
Ngành truyền thông đa phương tiện "hút" thí sinh
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, ngành truyền thông đã thay đổi: từ phương tiện, cách thức truyền tải, tiếp nhận và phản hồi thông tin. Trước đây, công chúng từ chỗ chỉ có thể tiếp nhận một loại thông tin, đọc hoặc xem… thì bây giờ họ có thể cùng lúc tiếp nhận cả chữ viết, hình ảnh, âm thanh, đồ họa hết sức sinh động, cụ thể. Đó chính là truyền thông đa phương tiện, một loại hình truyền thông mới mẻ, góp phần tạo nên sự hòa nhập về thương mại, tổ chức doanh nghiệp, các nền văn hóa...
Với sự hấp dẫn như vậy, Truyền thông đa phương tiện đã thu hút một số lượng lớn các bạn trẻ đăng kí ngành học này. Theo số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, kì tuyển sinh năm nay đã có 100.120 thí sinh đăng kí vào học báo chí và thông tin, trong khi tổng chỉ tiêu tại các trường công lập chỉ là 6.539, với tỉ lệ nguyện vọng /chỉ tiêu là 1.531,12%.
Để đáp ứng nhu cầu đó, hiện nay ở Việt Nam đã có một số trường đại học đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện và thu được những kết quả đáng khích lệ, được cơ quan sử dụng lao động đánh giá cao. Trong số đó, đơn cử có Trường Đại học Đại Nam với kinh nghiệm 13 năm đào tạo đa ngành, cũng đã tham gia vào lĩnh vực này.
Kế thừa từ những chương trình đào tạo của các nước phương Tây và Việt Nam, chương trình đào tạo của Trường Đại học Đại Nam được các chuyên gia thiết kế với mục tiêu:sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức đã học về các loại hình báo chí truyền thông, quảng cáo, marketing, truyền thông đa phương tiện để thực hiện trong bất kì hoàn cảnh và môi trường làm việc nào.
Với mục tiêu đào tạo ứng dụng, trường trang bị các thiết bị hiện đại, đảm bảo thuần thục các kĩ năng: đồ họa, dựng phim, biên tập ảnh, thiết kế bài thuyết trình, xây dựng các nội dung truyền thông,quay phim, xử lí âm thanh, ánh sáng… Bên cạnh đó, trường còn phối hợp với các trung tâm đào tạo chuyên ngành truyền hình, phát thanh, ảnh… để sinh viên có thể thực hành trong môi trường chuyên nghiệp.
Xác định đội ngũ giảng viên là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, trường đã xây dựng đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng nghề nghiệp, và nhất là có đạo đức nghề nghiệp…. Các giảng viên chuyên ngành về truyền thông đa phương tiện được đào tạo từ nhiều nước ở châu Âu, châu Á và Việt Nam có lý thuyết đa dạng, tiến tiến.
Được biết, Trường Đại học Đại Nam xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện theo hình thức Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 và Xét tuyển học bạ. Các tổ hợp xét tuyển: Khối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý); Khối C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân); Khối D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh) và Khối D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh).
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc tại rất nhiều ngành nghề khác nhau ở các vị trí việc làm thú vị với các công việc cụ thể như:
- Biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản)
- Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, xử lý âm thanh hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim)
- Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR)
- Thiết kế, giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung website (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng Website)
- Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa) |
(Theo VTV)