Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/8/2021 | 2:49:33 PM

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng DTTS tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Tỷ lệ người DTTS sử dụng điện thoại di động đã tăng lên rõ rệt.
Tỷ lệ người DTTS sử dụng điện thoại di động đã tăng lên rõ rệt.

Thực tế cho thấy, theo dòng phát triển của đất nước, số lượng người dân vùng DTTS sử dụng điện thoại di động, internet đã tăng lên rõ rệt. Theo Báo cáo "Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019” vừa được công bố, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của người DTTS đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, có tới 92,5% hộ gia đình DTTS có sử dụng điện thoại năm 2019 (cố định hoặc/và di động) tăng tới 17% so với năm 2015.

Tuy nhiên một điều đáng lưu ý là tỉ lệ người dân sử dụng điện thoại di động là không đồng đều giữa các vùng kinh tế và các dân tộc. Xét theo vùng kinh tế- xã hội thì vùng Tây Nguyên có tỷ lệ hộ gia đình DTTS có sử dụng điện thoại thấp nhất 84,6%. Một số DTTS vẫn có tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng điện thoại khá thấp, đặc biệt là hộ gia đình DTTS do nữ là chủ hộ, như La Hủ 34,6, Chứt 51,0%, Rơ Măm 54,8%, Bru Vân Kiều 63,6%, Xơ Đăng 65,2%  và Ba Na 68,5%.

Tỉ lệ hộ gia đình có trang bị máy tính cũng đã tăng lên đáng kể. Năm 2019, có 10,3% hộ gia đình DTTS sử dụng máy vi tính, tăng 2,6 % so với năm 2015. Trong đó, Tây Nguyên vẫn là vùng có tỷ lệ hộ gia đình DTTS có sử dụng máy vi tính thấp nhất 5%, tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 5,7%. Xét theo dân tộc, vẫn còn tới 29/53 DTTS có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng máy vi tính dưới 5% như Xinh Mun 1,1%, Khơ Mú 1,3%, Rơ Măm 1,5%, La Hủ 1,6%, Ba Na 1,8% và Chứt 1,9%.

Ở khía cạnh sử dụng dịch vụ Internet ghi nhận tỉ lệ người DTTS sử dụng dịch vụ này tăng rất cao.  Theo báo cáo, có tới 61,3% hộ gia đình DTTS có sử dụng internet (wifi, cáp hoặc 3G), tăng tới 54,8 % so với năm 2015 (6,5%). Có thể nói đây là bước phát triển rất mạnh trong tiếp cận thông tin ở vùng DTTS, đặc biệt chênh lệch giữa hộ gia đình DTTS do nam và nữ làm chủ hộ rất ít, chỉ 1,5% với tỉ lệ chủ hộ là nam sử dụng internet là 61,4% và 59,9% chủ hộ là nữ.

Trong các vùng kinh tế-xã hội, Tây Nguyên có tỷ lệ hộ gia đình DTTS có sử dụng internet thấp nhất 46,1% và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 50%. Có 9/53 DTTS có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng internet dưới 30% như La Hủ 10,2%, Brâu 15,1%, Chứt 21,2%, Mảng 23,3%, Cống 24,3%, Bru Vân Kiều 25,6%, Xơ Đăng 28,5%, Ba Na 28,5% và Si La 29,6%.

Những con số này cho thấy, bên cạnh thành tựu, các địa phương vẫn phải thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo tỉ lệ người dân tiếp cận công nghệ thông tin cao hơn, đồng đều hơn giữa các dân tộc, các vùng kinh tế.

(Theo infonet)

Các tin khác
Tiếp tế nhu yếu phẩm cho các khu phong tỏa tại TP HCM, tháng 7/2021.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ cấp 130.000 tấn gạo để hỗ trợ cho 8,6 triệu người nguy cơ thiếu đói tại 24 tỉnh, thành.

Kể từ ngày 1/9/2021, chỉ thực hiện xếp lịch bay cho phi công, tiếp viên hàng không khi đã được tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 đầy đủ 2 mũi.

Lãnh đạo Tòa án Nhân dân tỉnh trao hỗ trợ cho các hộ nghèo.

Thực hiện Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy về thực hiện nhiệm vụ năm 2021, ngày 19/8, Tòa án nhân dân tỉnh đã trao hỗ trợ 85 triệu đồng cho 15 hộ nghèo xã Tân Lập, huyện Lục Yên.

Quang cảnh Hội thảo trực tuyến hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em của tỉnh.

Sáng 19/8, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2030 với sự tham gia của 9 địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục