Yên Bái tăng cường phòng, chống tảo hôn

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/9/2021 | 10:54:42 AM

YênBái - Theo số liệu thống kê, 8 tháng năm 2021, toàn tỉnh có khoảng 100 trường hợp tảo hôn, trong đó: Văn Chấn 25, Mù Cang Chải 24, Trấn Yên 4 , Văn Yên 3 và Yên Bình 1. Riêng huyện Trạm Tấu có 43 trường hợp có dấu hiệu vi phạm tảo hôn đang được cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng tuyên truyền, vận động.

Cán bộ xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải báo cáo tình hình phòng, chống tảo hôn năm 2021 với đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.
Cán bộ xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải báo cáo tình hình phòng, chống tảo hôn năm 2021 với đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.

Theo quy định tại Điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, một trong các điều kiện kết hôn là nam phải từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.  Luật quy định độ tuổi kết hôn như trên dựa trên các nghiên cứu về sự phát triển của con người, vì ở độ tuổi này, nam, nữ mới thực sự phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý, mới có thể thực sự trở thành những ông bố, bà mẹ, người chủ gia đình. Luật quy định là vậy, song thời gian qua, ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra.

Theo số liệu thống kê, 8 tháng năm 2021, toàn tỉnh có khoảng 100 trường hợp tảo hôn, trong đó: Văn Chấn 25, Mù Cang Chải 24, Trấn Yên 4, Văn Yên 3 và Yên Bình 1. Riêng huyện Trạm Tấu có 43 trường hợp có dấu hiệu vi phạm tảo hôn đang được cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng tuyên truyền, vận động. 

Tảo hôn không chỉ vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình mà còn là rào cản đối với tương lai của các cặp vợ chồng trẻ con như: học hành dở dang, không nghề nghiệp và nhất là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi phải làm chồng, làm vợ trong lúc cơ thể còn chưa phát triển hoàn thiện. 

Những nghiên cứu đã cho thấy, tảo hôn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy giảm chất lượng dân số và cả tính mạng của trẻ sơ sinh, khi tỷ lệ các đối tượng tảo hôn sinh con nhẹ cân (dưới 2,5 kg) chiếm đến 33,44%. Việc sinh con ở tuổi vị thành niên còn gặp một số rủi ro như nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân, thai chết lưu, chết sơ sinh cao hơn. Trẻ sinh ra bởi các bà mẹ tuổi vị thành niên, có nguy cơ tử vong cao hơn so với các bà mẹ trên 20 tuổi. 

Thực tế cho thấy, tảo hôn để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đây là nguyên nhân và cũng chính là hậu quả của sự nghèo đói, phát triển thiếu toàn diện. Do đó, rất cần sự chung tay của toàn xã hội và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương để hạn chế, tiến tới xóa bỏ tình trạng này trong thời gian sớm nhất. 

Để đạt được mục tiêu này, thời gian tới, các cấp, các ngành của tỉnh cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong công tác phòng, chống. Theo đó, cùng với triển khai Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2020 - 2025”, các địa phương cần đề ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn. 

Các tổ chức, đoàn thể cần lựa chọn nội dung tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó tập trung tuyên truyền vào nhóm đối tượng phụ nữ, thanh thiếu niên; phát huy hiệu ứng tuyên truyền của mạng xã hội Facebook, Zalo; lồng ghép việc tuyên truyền tảo hôn với các hoạt động giao lưu văn hóa, tổ chức lễ hội, hoạt động hòa giải, hội nghị của các đoàn thể; huy động tối đa các tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền qua nhiều hình thức; phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng. 

Các trường học nên tổ chức các buổi tọa đàm, ngoại khóa giúp học sinh hiểu tác hại của tảo hôn, tăng cường giáo dục kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tình dục an toàn cho học sinh; đồng thời, tăng cường phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp và quản lý học sinh sử dụng điện thoại di động trong nhà trường. 

Các ngành chức năng tăng cường các hoạt động tư vấn, triển khai nhân rộng các mô hình phòng, chống tảo hôn; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình; tạo điều kiện cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống, trình độ nhận thức cho nhân dân.

Hồng Oanh

Tags Yên Bái chống tảo hôn

Các tin khác
Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả" vay vốn Ngân hàng Thế giới WB, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã thay nhận thức và hành vi về vệ sinh có lợi cho sức khỏe. Đây được coi là giải pháp hiệu quả nhất và cũng chi phí ít nhất trong công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh.

Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và sự giúp đỡ của Hội Cựu chiến binh phường, ông Cao Ngọc Quý đã chăn nuôi lợn để phát triển kinh tế.

Ông Ngô Kim Ngọc - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Nguyễn Phúc cho biết: "Trên cơ sở đánh giá và phân tích nguyên nhân thiếu hụt của các hộ nghèo, phường đã trực tiếp đến đối thoại với các hộ nghèo trên địa bàn. Qua đó, phường đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của hộ và đề ra các giải pháp”.

Cán bộ Công an huyện Trấn Yên làm thủ tục cấp căn cước công dân cho người dân xã Hòa Cuông. (Ảnh: Quyết Thắng)

Yên Bái đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng, nhân dân và cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), phòng, chống hoạt động phá hoại của địch, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với các tình huống phức tạp nảy sinh, không để bị động, bất ngờ.

Các học viên tham gia huấn luyện thực hành PCCC - CNCH tại buổi diễn tập

Ngày 27/9, huyện Yên Bình phối hợp với Phòng PC 07, Công an tỉnh Yên Bái tổ chức tập huấn công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho chủ tịch UBND cấp xã và huấn luyện nghiệp vụ PCCC-CHCN (cứu nạn cứu hộ) cho đội trưởng, đội phó dân phòng năm 2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục