Xã hội hóa thế nào cho hợp lòng người?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/10/2021 | 7:43:50 AM

YênBái - Vừa đi họp phụ huynh cho đứa con bước vào năm học cuối cấp I về, chị Hà vứt phịch chiếc túi xách xuống bàn rồi rót một cốc nước uống cạn, mặt tỏ rõ sợ ấm ức. Thấy chuyện không bình thường, anh Minh, chồng chị Hà kéo chiếc ghế ngồi cạnh hỏi vợ:

- Họp phụ huynh có vấn đề gì sao mà em lại bực tức thế? Chỉ chờ có thế, chị Hà nói luôn một hồi không nghỉ. Chả là, trong buổi họp phụ huynh, đại diện hội cha mẹ học sinh lại có ý kiến muốn đóng góp thêm một khoản để cùng với trường xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất, rồi có thêm món quà tặng nhà trường làm kỷ niệm trước khi các con chuyển cấp. Đồng ý là chuyện đó, nhưng việc đóng góp có phần hơi nhiều. 

Chị Hà phân trần: Đây là trường vùng ven thành phố, hầu hết các gia đình khu vực nông thôn hoặc đi làm ở công ty, doanh nghiệp tư nhân. Hơn năm nay dịch bệnh Covid-19 bùng phát, không ít gia đình phải nghỉ việc, thu nhập bấp bênh, cuộc sống cũng khó khăn. Có ý kiến phụ huynh cho rằng, việc đóng góp nên ở mức vừa, phù hợp với mặt bằng thu nhập chung của các gia đình. Nhiều phụ huynh cho rằng, thôi thì năm cuối cấp mình cố, nuôi con 4 năm qua nay còn năm cuối cấp chả nhẽ không cố được... Vậy là ý kiến đa số đã thắng thiểu số, người này đồng ý, người kia cũng bấm bụng đồng ý theo. 

Vẫn biết chuyện học hành, chuyện đóng góp để cùng nhà trường đẩy mạnh công tác xã hội hóa là việc nên làm, song không vì thế mà chạy theo thành tích, theo phong trào. Vì, ngoài số tiền đóng góp đầu năm, còn những khoản thu khác số tiền đóng góp đầu năm cho mỗi con đã lên đến tiền triệu, chưa kể mỗi khi nhà trường tổ chức hoạt động này, hoạt động kia lại huy động xã hội hóa đóng góp từ các phụ huynh học sinh.

Ngay từ khi bước vào năm học mới, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã có văn bản gửi các phòng giáo dục chỉ đạo các trường về việc chống lạm thu đầu năm học đối với các cơ sở giáo dục công lập. Song còn có tình trạng nhà trường không làm được thì giao cho đại diện hội cha mẹ học sinh đứng ra vận động đóng. 

Thực tế thời gian qua, ở một số trường học, việc kêu gọi sự đóng góp của cha mẹ học sinh trong việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm... cho nhà trường ở mỗi góc nhìn và khía cạnh khác nhau vẫn còn "lời ra tiếng vào”. 

Do vậy, công tác xã hội hóa phải làm đến đâu chắc đến đấy. Việc xã hội hóa là cần thiết nhưng cần thực hiện theo lộ trình, công khai, minh bạch, phù hợp với địa phương và nhất là phải lựa cho vừa sức với dân và hợp với lòng người.

Thanh Tân

Tags Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh xã hội hóa

Các tin khác

Hưởng ứng Chương trình "Triệu túi an sinh” do Trung ương Đoàn phát động, 11 tấn hàng hóa, lương thực, thực phẩm ủng hộ, tương đương gần 3.000 túi an sinh trị giá trên 700 triệu đồng đã được đoàn viên, thanh niên tỉnh Yên Bái phân loại, đóng gói và vận chuyển bằng tàu hỏa để gửi đến tay đồng bào miền Nam ở vùng tâm dịch.

Đoàn người lưu thông trong hầm Hải Vân trên đường về quê.

Để các đoàn xe máy được di chuyển trong hầm, đơn vị quản lý vận hành hầm phối hợp với cảnh sát giao thông phân luồng cho xe ôtô lưu thông hết ra khỏi hầm và chặn các xe ôtô khác ngay từ đầu đường dẫn.

Người dân Mù Cang Chải nhận gạo cứu đói giáp hạt.

Thời gian qua, cùng với tập trung phát triển kinh tế, huyện Mù Cang Chải luôn chú trọng bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) bằng nhiều chính sách, giải pháp.

Cán bộ Công an huyện Trấn Yên tuyên truyền pháp luật cho đồng bào Mông xã Hồng Ca.

Hiện nay, toàn tỉnh có 851 mô hình trong Phong trào “Toàn dân BVANTQ” với nhiều tên gọi khác nhau. Các mô hình, điển hình tiên tiến được xây dựng theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải ở cơ sở có tính xã hội hóa cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục