Mù Cang Chải chú trọng giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/10/2021 | 11:11:05 AM

YênBái - Thời gian qua, cùng với tập trung phát triển kinh tế, huyện Mù Cang Chải luôn chú trọng bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) bằng nhiều chính sách, giải pháp.

Người dân Mù Cang Chải nhận gạo cứu đói giáp hạt.
Người dân Mù Cang Chải nhận gạo cứu đói giáp hạt.

Xác định công tác giảm nghèo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, bằng nhiều chương trình, chính sách, dự án của Trung ương, của tỉnh, huyện Mù Cang Chải đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án và huy động nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp người nghèo vượt qua khó khăn vươn lên thoát nghèo. Các chính sách và giải pháp xóa đói, giảm nghèo được triển khai đồng bộ trên nhiều phương diện như: hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách tín dụng ưu đãi; hỗ trợ nhà ở; đào tạo nghề, tạo việc làm… 

Anh Giàng A Tuấn, dân tộc Mông, ở bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn tham gia rất nhiều lớp đào tạo nghề từ sửa chữa xe máy, sửa chữa nông cụ, hàn, cơ khí điện tử đến chế biến món ăn. Đến nay, cùng với việc làm xưởng sửa chữa xe máy, nông cụ, đồ điện tử gia đình, anh Tuấn còn mở cửa hàng ăn sáng. 

Cũng chính vì sự chăm chỉ, ham học hỏi và sự quyết tâm mà thu nhập hàng tháng của gia đình anh đạt 15 - 20 triệu đồng. Không chỉ ổn định kinh tế gia đình, anh Giàng A Tuấn còn tạo việc làm thời vụ cho 3 - 5 người/ngày với thù lao từ 100.000 - 300.000 đồng/ngày tùy theo công việc và thời gian làm việc. 

Anh Khang A Vàng ở bản Lìm Mông, xã Cao Phạ cũng là học viên được tham gia học nghề phi nông nghiệp tại huyện; sau khi học xong, anh tự tạo được việc làm và có thu nhập hằng tháng 5 - 8 triệu đồng từ sửa chữa xe máy và hàn.

Theo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Mù Cang Chải, trong 8 tháng năm 2021, địa phương đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ đối với đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội. Chi trả kịp thời trợ cấp thường xuyên, trợ cấp đột xuất cho 10.418 lượt đối tượng bảo trợ với tổng kinh phí là 3.698,2 triệu đồng; thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công (NCC) với cách mạng qua Bưu điện huyện cho 28 lượt đối tượng, kinh phí 53 triệu đồng; rà soát, cấp phát 26.725 kg thóc từ quỹ dự trữ của huyện hỗ trợ 317 hộ cứu đói dịp tết Nguyên đán Tân Sửu và 9.180 kg gạo hỗ trợ cứu đói giáp hạt đầu năm 2021 cho 192 hộ; tập trung triển khai toàn diện, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ giảm nghèo năm 2021 theo kế hoạch, trong 8 tháng năm 2021, toàn huyện đã giảm được 550/807 hộ, đạt 68,2% kế hoạch; tổ chức tập huấn trực tuyến quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021, thành lập ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2021 - 2025; tỷ lệ dân số tham gia thẻ BHYT là 65.854/66.386 người, đạt 99,2%, giải quyết việc làm cho 632 người, đạt 52,7% kế hoạch; chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp 303 người, đạt 47% kế hoạch; hoàn thành làm nhà ở cho hộ nghèo đặc biệt khó khăn theo Quyết định 759/QĐ/UBND tỉnh là 16/16 nhà. 

Không chỉ tập trung cho công tác giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, huyện Mù Cang Chải cũng không ngừng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và hoàn thiện các chính sách ưu đãi đối với NCC. Đến nay, 100% đối tượng đã được hưởng trợ cấp ưu đãi theo quy định. 

Hàng năm, có hàng trăm lượt đối tượng được thụ hưởng chế độ điều dưỡng tập trung hoặc điều dưỡng tại gia đình; 100% người nghèo, NCC, đối tượng bảo trợ xã hội được thụ hưởng chế độ bảo hiểm y tế; xác nhận và giải quyết chế độ cho hàng ngàn đối tượng là NCC và thân nhân của họ. 

Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc đời sống NCC được duy trì thường xuyên, với các chương trình tình nghĩa, như: xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; xây dựng nhà tình nghĩa; quỹ giảm nghèo... được phát động rộng khắp tới các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, các tổ chức, đoàn thể và nhân dân. 

Qua đó, huy động được sức mạnh tổng hợp toàn xã hội chăm lo cho đối tượng chính sách, góp phần ổn định, nâng cao đời sống vật chất NCC, đối tượng bảo trợ xã hội. Bên cạnh đó, các cấp, ngành trong huyện thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của trung ương, tỉnh đối với người cao tuổi; duy trì thường xuyên và thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng, động viên nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người cao tuổi; quan tâm chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…

Những kết quả đạt được cho thấy, công tác bảo đảm an sinh xã hội đã nhận được sự đồng thuận, quyết tâm cao của các cấp, ngành, đoàn thể và nhân dân. Đây là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm ổn định xã hội, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, tạo đà cho sự phát triển toàn diện và bền vững của địa phương.     
                                                             
Quang Thiều

Các tin khác
Cán bộ Công an huyện Trấn Yên tuyên truyền pháp luật cho đồng bào Mông xã Hồng Ca.

Hiện nay, toàn tỉnh có 851 mô hình trong Phong trào “Toàn dân BVANTQ” với nhiều tên gọi khác nhau. Các mô hình, điển hình tiên tiến được xây dựng theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải ở cơ sở có tính xã hội hóa cao.

Huấn luyện DQTV tại xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải.

Những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã tập trung chỉ đạo chặt chẽ nội dung nâng cao chất lượng huấn luyện toàn diện cho lực lượng dân quân, tự vệ (DQTV) theo phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, đảm bảo chất lượng cao, sát với thực tiễn và yêu cầu tại cơ sở.

Hướng dẫn người dân đi xe máy về quê tại chốt kiểm soát của TP Cần Thơ trên Quốc lộ 1A chiều 1/10.

Chăm lo, kịp thời triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn phòng dịch đối với những trường hợp trở về quê là những công việc đã và đang được các địa phương nỗ lực.

Lãnh đạo Tỉnh đoàn Yên Bái thăm hỏi, động viên, tặng quà tại chốt kiểm dịch và người dân, công dân di chuyển về quê.

Ngày 6/10, Tỉnh đoàn Yên Bái đã đến thăm hỏi và tặng quà động viên lực lượng tham gia chốt kiểm dịch và người dân, công nhân di chuyển về Yên Bái hoặc qua địa phận tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục