Yên Bái hỗ trợ kịp thời người lao động

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/11/2021 | 7:36:00 AM

YênBái - Thực hiện các nghị quyết, quyết định của Trung ương về hỗ trợ người lao động (NLĐ), đơn vị sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tỉnh đã và đang tiến hành các biện pháp hỗ trợ kịp thời cho NLĐ cũng như các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, đảm bảo thực hiện tốt “mục tiêu kép” trong trạng thái “bình thường mới”.

Người lao động tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam được tỉnh Yên Bái hỗ trợ trở về địa phương.
Người lao động tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam được tỉnh Yên Bái hỗ trợ trở về địa phương.

Sau nhiều năm đi vào hoạt động, Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam đã tạo việc làm ổn định cho gần 600 lao động địa phương với mức thu nhập ổn định từ 7 - 8 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đến nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty đã bị ảnh hưởng khá nặng như: giá cước vận tải biển tăng cao do hàng hóa của Công ty chủ yếu là xuất khẩu; tiêu thụ sản phẩm khó khăn do hầu hết các thị trường xuất khẩu của Công ty là các quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ...; doanh thu, lợi nhuận năm 2020 và dự kiến năm 2021 sẽ giảm khoảng 20% so với năm 2019. 

Ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết: "Trước tình hình đó, Công ty đã cố gắng bằng mọi biện pháp để duy trì đội ngũ công nhân lao động, đảm bảo mức thu nhập cơ bản và đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ để họ yên tâm gắn bó với Công ty. Đến nay, toàn bộ công nhân của Công ty đã được tiêm vắc - xin phòng, chống dịch Covid-19”. 

Không chỉ tại Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam mà tác động của dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chiếm phần lớn là doanh nghiệp mới thành lập, quy mô nhỏ; các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vận tải, chế biến nông sản; doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu và doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Cùng đó, nhóm doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh cũng rơi vào tình trạng khó khăn, bởi nhu cầu xây dựng trong nước giảm mạnh cùng cước vận tải tăng cao. Đồng thời, ảnh hưởng của dịch bệnh đã dẫn đến việc bố trí đi lại, ăn ở của công nhân, NLĐ gặp khó khăn, nhất là số lao động kỹ thuật cao và chuyên gia người nước ngoài. 

Theo đó, tính đến hết tháng 10/2021, trên địa bàn tỉnh đã có 418 doanh nghiệp, 41 hợp tác xã tạm ngừng hoạt động; 28 doanh nghiệp và 2 hợp tác xã giải thể. Tổng số lao động bị mất việc là 2.360 người. Ngoài ra, tỉnh còn có 33 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sử dụng 5.392 lao động hiện đang gặp khó khăn về lao động và chuyên gia. 

Bên cạnh đó, tỉnh có khoảng trên 6.000 lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp ngoài tỉnh bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 và không ít lao động trong số đó bị mất việc làm và trở về địa phương. 

Ông Lê Văn Lương - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: "Tỉnh đã chủ động nắm bắt thông tin và kịp thời có những hỗ trợ thiết thực đối với NLĐ tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Đồng thời, hỗ trợ đón công dân, NLĐ từ các vùng có dịch trở về quê”. 

Ngay sau khi tình hình dịch tại các địa phương ổn định, tỉnh đã chỉ đạo các ngành liên quan tổ chức khảo sát nhu cầu lao động của các khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài tỉnh như: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương… để nắm bắt thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động; tổ chức rà soát nhu cầu đi làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh của NLĐ, bố trí ưu tiên tiêm phòng vắc - xin và tích cực tổ chức các buổi tư vấn, giới thiệu việc làm. Chỉ đạo các địa phương tích cực tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ đưa NLĐ đi làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và tham gia xuất khẩu lao động.

Yêu cầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tích cực phối hợp với doanh nghiệp tổ chức đào tạo, đào tạo lại và cung ứng nhân lực qua đào tạo cho các doanh nghiệp; hỗ trợ NLĐ chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp. Chỉ đạo các địa phương tăng cường kết nối thông tin cung - cầu lao động, tư vấn việc làm để hỗ trợ kịp thời, hiệu quả NLĐ quay trở lại thị trường lao động.

Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ gần 27.800 đối tượng là NLĐ và người sử dụng lao động với kinh phí gần 10,4 tỷ đồng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Triển khai chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 116 của Chính phủ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho 1.430 đơn vị với 24.000 lao động và hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho gần 14.000 lao động với tổng kinh phí trên 48,7 tỷ đồng. 


Mạnh Cường

Tags Yên Bái người lao động Covid-19 “mục tiêu kép” sản xuất kinh doanh vắc - xin thương mại dịch vụ vận tải chế biến nông sản xuất khẩu lao động

Các tin khác
Đoàn viên Hà Trung Thuần với lá đơn tình nguyện nhập ngũ năm 2022.

Đến nay, các xã, phường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đã hoàn thành khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự (NVQS) đối với nam thanh niên trong độ tuổi. Theo đánh giá của Hội đồng NVQS thị xã, công tác sơ tuyển năm nay được thực hiện chu đáo, chặt chẽ... Đặc biệt, đã có nhiều trường hợp viết đơn tình nguyện nhập ngũ thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sáng sớm 8/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện hiệu quả qua hình thức sân khấu hóa. Trong ảnh: Một tiểu phẩm tham gia Hội thi Hòa giải viên giỏi huyện Trạm Tấu năm 2020.

Một số hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao như: tổ chức các hội nghị tuyên truyền, các buổi trợ giúp pháp lý, các chương trình phát thanh, tuyên truyền lưu động... được quần chúng nhân dân quan tâm theo dõi, chấp hành thực hiện.

Chị Đinh Thị Như Lệ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Việt Thành.

Giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, xuống cơ sở xây dựng các tổ hòa giải, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật..., những cán bộ công chức tư pháp như chị Đinh Thị Như Lệ, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên đã và đang góp phần quan trọng phổ biến, giáo dục pháp luật tới nhân dân. Đồng thời tham gia triển khai, thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục