Yên Bái: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/11/2021 | 2:02:21 PM

YênBái - Xác định nhân lực là yếu tố quan trọng, quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá để sớm đưa Yên Bái ra khỏi tỉnh nghèo và trở thành tỉnh phát triển trong khu vực miền núi phía Bắc.

Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%.

Mục tiêu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có năng lực, trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức tốt, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiện đại nhằm hình thành nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, phù hợp với nhu cầu sử dụng, góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. 

Mục tiêu đến năm 2015, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và học trung học phổ thông (THPT) đạt 60%, vào học giáo dục nghề nghiệp 30%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 45%, vào đại học đạt 27%. 

Về giáo dục nghề nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40% trở lên; tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi qua đào tạo 45%. 

Cơ cấu lao động việc làm lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản 52%; công nghiệp - xây dựng 22%, thương mại - dịch vụ 26%. Mỗi năm tạo việc làm mới cho 19.500 lao động; chuyển dịch 2% lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (6.600 lao động/năm). Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 6,2%/năm. 

Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, 100% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp trong hệ thống chính trị đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học theo vị trí việc làm; Phấn đấu tỷ lệ cán bộ, công chức cấp tỉnh có trình độ trên đại học đạt 24% trở lên; cán bộ công chức cấp huyện trên 15% trở lên. Công chức làm chuyên môn cấp xã 100% có trình độ đại học trở lên… 

Những mục tiêu cụ thể, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền về phát triển nguồn nhân lực cũng như đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nghiên cứu, quán triệt, triển khai Chương trình hành động phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. 

Phát huy tinh thần, trách nhiệm người đứng đầu, nỗ lực của các ngành, các cấp và nhân dân để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho phát triển. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông (GDPT), đẩy mạnh phân luồng học sinh tạo nền tảng cho phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 

Tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án Triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025; Đề án Phát triển Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành, giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục sắp xếp quy mô mạng lưới trường, lớp gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo và thực hiện Chương trình GDPT 2018, ưu tiên nguồn lực cho giáo dục chất lượng cao, giáo dục dân tộc. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy học theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất năng lực người học… 

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong GDPT giai đoạn 2018 - 2025. Đi đôi với đó là khảo sát, thống kê nhu cầu học nghề của học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT gắn với vận động, tư vấn hướng nghiệp, định hướng các em tham gia học nghề. Đặc biệt là phải đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh cũng như thị trường lao động trong nước và quốc tế. 

Trong giảng dạy đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp quản lý, giảng dạy, phương thức tổ chức đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo lộ trình chuyển đổi số, xây dựng mô hình đô thị thông minh, nền kinh tế số, xã hội số. 

Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong các ngành, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp và các ngành kinh tế mũi nhọn; cung ứng cho khu công nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. 

Đi đôi với đào tạo, thực hiện sắp xếp quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp hợp lý về cơ cấu, đa dạng về ngành nghề, loại hình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa… 

Bằng những cách làm và hướng đi cụ thể, đặc biệt tập trung nguồn lực, phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số, tạo việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động. Triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2021 - 2025. 

Nhờ vậy, trong 9 tháng năm 2021 toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 15.496 người, bằng 86,1% kế hoạch năm, tăng 1,12% so cùng kỳ. Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 6.212 lao động, bằng 94,1% kế hoạch. Tạo việc làm mới cho 17.254 lao động, bằng 88,4%, tăng 1,84% so cùng kỳ. 

Với quyết tâm chính trị cao, cùng với định hướng rõ nét, rõ lộ trình, thực hiện bài bản, cụ thể, chắc chắn công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đáp ứng nhu cầu, góp phần xây dựng Yên Bái ngày càng phát triển.

Ngọc Trúc

Tags nguồn nhân lực chất lượng cao Yên Bái kỹ năng nghề nghiệp phẩm chất đạo đức chuyển dịch cơ cấu lao động giáo dục nghề nghiệp dân tộc thiểu số

Các tin khác
Tiến sỹ Nguyễn Song Hào - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Yên Bình (người đứng giữa) chỉ đạo việc thăm khám bệnh nhân N.H.B.

Trung tâm Y tế huyện Yên Bình vừa cấp cứu thành công ca đột quỵ não bằng thuốc tiêu sợi huyết. Đó là bệnh nhân H. N. B. 63 tuổi, địa chỉ tại thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Hội Liên hiệp Phụ nữ xã An Bình tuyên truyền, vận động hội viên xây dựng hố thu gom rác thải sinh hoạt tại gia đình.

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã An Bình, huyện Văn Yên có 5 chi hội, với 768 hội viên. Hàng năm, Hội luôn chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, năm nhằm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do các cấp phát động.

Ảnh minh họa

Từ ngày 9-12/11, thời tiết miền Bắc khô ráo, nắng đẹp vào ban ngày với nhiệt độ cao nhất 21-23 độ C, nhưng ban đêm trời rét, nhiệt độ hạ xuống ngưỡng 15 độ C.

Trại Tạm giam Công an tỉnh thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Ngày 7/11/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 150 về tổ chức các trại giam. Đây là văn bản đầu tiên có giá trị pháp lý cao nhất của nước ta về công tác quản lý trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục