Còn 8 quốc gia chưa mở lại đường bay với Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/2/2022 | 7:41:48 AM

Bộ Gio thông vận tải cho biết, đến nay, Việt Nam đã mở lại các đường bay quốc tế đi/đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, ít hơn 8 thị trường so với lịch bay mùa đông năm 2019 (thời điểm trước dịch có đường bay tới 28 quốc gia và vùng lãnh thổ). Tần suất bay quốc tế cũng mới chỉ đạt 8,86% so với trước dịch.

Hành khách nhập cảnh tại Sân bay Phú Quốc
Hành khách nhập cảnh tại Sân bay Phú Quốc

Các đường bay quốc tế đã mở lại gồm: Campuchia, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Qatar, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Lào, Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh, Australia, Nga và Mỹ.

8 quốc gia, vùng lãnh thổ chưa mở lại các đường bay là: Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Macau, Phần Lan, Italy, Thụy Sỹ.

Tần suất khai thác các đường bay quốc tế đi/đến Việt Nam hiện là 370 chuyến/tuần/chiều, tương đương 53 chuyến bay/chiều/ngày. Trước đó, trong lịch bay mùa đồng năm 2019,  tần suất khai thác các đường bay quốc tế là 4.185 chuyến/tuần/chiều, tương đương 598 chuyến/chiều/ngày.

Bộ GTVT đã giao Cục Hàng không Việt Nam chủ động đánh giá, tổ chức trao đổi với nhà chức trách hàng không các đối tác để quyết định nối lại các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ với các thị trường đã có đường bay trực tiếp đến Việt Nam trước khi xảy ra dịch Covid-19. Tần suất bay quốc tế sẽ được tăng dần theo lộ trình bảo đảm nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi đi lại trên cơ sở tuân thủ hướng dẫn về giám sát y tế nhập cảnh.

Đối với đường bay nội địa, hiện 6 hãng hàng không (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vietravel Airlines và VASCO) đang khai thác 56 đường bay nội địa, với tổng tần suất 2.570 chuyến/tuần/chiều (tương đương 367 chuyến/chiều/ngày), giảm tương ứng 2 đường bay và giảm 217 chuyến/tuần/chiều (tương đương với 31 chuyến bay/chiều/ngày) so với lịch bay mùa đông năm 2019.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp vừa ký quyết định ban hành kế hoạch công tác thi hành án hành chính năm 2022. Trong đó, xác định rõ những nội dung sẽ thực hiện nhằm tiếp tục giúp Chính phủ triển khai có hiệu quả Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

Phụ nữ xã Nghĩa Lợi được đào tạo nghề mây tre đan nâng cao cao thu nhập.

Tổ hợp tác Thêu dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải do chị Lý Thị Ninh, dân tộc Mông ở bản Trống Tông làm Tổ trưởng, đến năm 2019 đạt doanh thu trên 600 triệu đồng. Đây là một trong số các tổ hợp tác được thành lập từ Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh. Ngày 30/6/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 939 phê duyệt Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, giao Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam chủ trì thực hiện. Giai đoạn 1 (2017-2021), Đề án đã được Hội LHPN tỉnh Yên Bái triển khai linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, giúp nhiều phụ nữ mạnh dạn, tự tin khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.

Một buổi tuyên truyền về phòng, chống ma túy do Công an tỉnh phối hợp tổ chức, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Nhằm phát huy vai trò trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy (PCMT), tội phạm ma túy, năm 2021, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh và các tổ chức thành viên đã phối hợp với Công an tỉnh tích cực tuyên truyền, đẩy mạnh Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" trong tình hình mới”.

Nhờ có chính sách cấp thẻ BHYT, người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được chăm sóc sức khỏe, giảm gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh.

Thời gian qua, công tác thu và phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục