1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu của vitamin và khoáng chất
Sự hấp thu của vitamin và khoáng chất trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố, bao gồm:
2. Làm thế nào để hấp thụ vitamin và khoáng chất tốt hơn?
Cách tốt nhất để hấp thụ vitamin và khoáng chất là tối đa hóa sự hấp thụ cho từng loại và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung phù hợp.
Dưới đây là cách tối đa hóa khả dụng sinh học khi bổ sung một số vitamin và khoáng chất:
2.1 Bổ sung canxi cùng với vitamin D
Được sử dụng để giúp ngăn ngừa loãng xương, hai dạng canxi phổ biến nhất là cacbonat và citrat và cả hai đều được cơ thể hấp thụ tốt hơn khi dùng chung với thức ăn. Chọn thực phẩm bổ sung canxi kết hợp với vitamin D hoặc bổ sung canxi cùng với thực phẩm giàu vitamin D, như trứng (với lòng đỏ), nấm và cá béo.
Thuốc bổ sung canxi có thể gây trở ngại cho một số loại thuốc thông thường, bao gồm một số thuốc kháng sinh, thuốc tuyến giáp... Vì vậy cần trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang dùng chất bổ sung này.
2.2 Uống sắt trước bữa ăn một giờ
Sắt giúp vận chuyển ôxy trong máu và được tìm thấy chủ yếu trong các sản phẩm động vật hoặc thực phẩm tăng cường chất sắt, như ngũ cốc. Bổ sung sắt giúp thay thế sắt nhanh hơn thay vì chỉ thêm nhiều thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống của bạn. Vì vậy có thể bổ sung nếu đang thiếu sắt hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Để cải thiện sự hấp thụ nhiều hơn, hãy uống bổ sung sắt khi bụng đói, một giờ trước hoặc hai giờ sau bữa ăn.
Sắt có ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm cả viên nén và chất lỏng. Nếu bạn đang dùng viên nang hoặc viên nén giải phóng kéo dài, cần uống cả viên, không nghiền nát hoặc nhai. Ngoài ra, tránh uống sắt với trà, cà phê, sữa hoặc soda, vì những chất này làm giảm hấp thu sắt. Sự hấp thụ sắt có thể bị ảnh hưởng bởi canxi, vì vậy nếu đang dùng cả hai chất bổ sung, tốt nhất nên uống chúng vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh Parkinson và thuốc kháng axit có thể bị ảnh hưởng bởi chất bổ sung sắt; vì vậy cần thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng những thuốc này.
2.3 Kết hợp magiê với carbs
Magiê cần thiết cho cơ. Kết hợp bổ sung magiê với vitamin D, cho dù thông qua thực phẩm bổ sung, ánh nắng mặt trời hoặc thực phẩm giàu vitamin D, bao gồm pho mát, trứng hoặc ngũ cốc tăng cường, có thể giúp tăng khả dụng sinh học của magiê. Kết hợp magiê với carbohydrate như ngũ cốc cũng có thể hữu ích.
Nếu bạn cũng đang dùng chất bổ sung kẽm, tốt nhất là không nên dùng chúng cùng với magiê. Magiê có thể tương tác với một số loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị loãng xương và một số loại thuốc về tuyến giáp và tim.
Ngoài ra, nếu bị bệnh thận, nên kiểm tra với bác sĩ trước khi bổ sung magiê.
2.4 Uống vitamin B12 vào buổi sáng
Vitamin B12 rất quan trọng trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu và được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm động vật. Nếu bổ sung B12, cơ thể sẽ chỉ hấp thụ tối đa những gì còn thiếu, và bất cứ thứ gì dư thừa sẽ được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
B12 là một loại vitamin tan trong nước, vì vậy uống với nước khi bụng đói sẽ giúp hấp thu B12. Một tác dụng phụ tích cực của việc bổ sung vitamin B12 đối với một số người là tăng cường năng lượng, vì vậy nên uống vào buổi sáng là tốt nhất.
Bổ sung B12 cùng với vitamin C có thể làm giảm sinh khả dụng của B12, vì vậy nếu bạn đang dùng cả hai chất bổ sung, tốt nhất nên uống cách nhau vài giờ.
2.5 Không hút thuốc lá khi bổ sung vitamin C
Vitamin C xuất hiện tự nhiên trong các loại thực phẩm như trái cây họ cam quýt, cà chua, khoai tây và các loại rau ăn lá. Vitamin C rất quan trọng đối với xương và các mô liên kết, cơ và mạch máu. Vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt, chất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu. Tuy nhiên không nên sử dụng nếu đã từng bị dị ứng với chất bổ sung vitamin C.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về việc sử dụng viamin C nếu có: Bệnh thận hoặc tiền sử sỏi thận; rối loạn thừa sắt di truyền (hematochromatosis); hoặc nếu bạn hút thuốc, hút thuốc có thể làm cho vitamin C kém hiệu quả.
3. Những điều cần lưu ý khi bổ sung vitamin
Trước khi bổ sung vitamin hoặc các chất bổ sung cho sự thiếu hụt, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để xem liệu có cần thiết hay không. Bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng có thực sự là do thiếu hụt vi chất gây ra hay do các bệnh lý gì khác.
Một số nhóm đối tượng thực sự được hưởng lợi từ việc bổ sung vitamin, như phụ nữ mang thai, người có chế độ ăn kiêng hạn chế (cho dù do lựa chọn hoặc do nhu cầu y tế), hoặc hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Còn đối với hầu hết mọi người, thực phẩm bổ sung là không cần thiết và nếu có, nên được coi là giải pháp ngắn hạn.
Khi uống vitamin, có những quy tắc chung được áp dụng:
- Hãy tuân theo liều lượng khuyến cáo trừ khi có hướng dẫn khác của bác sĩ.
- Tránh uống rượu vào thời điểm uống vitamin.
- Uống vitamin tan trong chất béo trong bữa ăn bao gồm một số loại chất béo trong chế độ ăn uống, như bơ hoặc dầu ô liu.
- Uống vitamin tan trong nước khi bụng đói.
- Uống vitamin cách cà phê vài giờ. Caffeine có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ của vitamin.
- Tránh hút thuốc cùng lúc với việc uống vitamin. Trên thực tế, việc bỏ thuốc lá có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cuối cùng, cần lưu ý, thực phẩm chức năng và các chất bổ sung không phải là thuốc, vì vậy, hãy thận trọng khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào.
(Theo SKĐS)