Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái - điểm sáng trong chuyển đổi số của ngành y tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/3/2022 | 7:37:31 AM

YênBái - Đến hết năm 2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí để thực hiện bệnh án điện tử, không dùng bệnh án giấy; áp dụng hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh y tế (RIS-PACS) trong chẩn đoán hình ảnh- phần mềm được coi là bước tiến đột phá của ngành y tế, áp dụng hệ thống khám chữa bệnh từ xa Telemedicine ...

Hệ thống khám chữa bệnh từ xa Telemedicine đi vào hoạt động giúp Bệnh viện Đa khoa tỉnh tham gia các buổi tư vấn hội chẩn khám chữa bệnh từ xa từ tuyến trên, xử lý kịp thời các ca bệnh khó.
Hệ thống khám chữa bệnh từ xa Telemedicine đi vào hoạt động giúp Bệnh viện Đa khoa tỉnh tham gia các buổi tư vấn hội chẩn khám chữa bệnh từ xa từ tuyến trên, xử lý kịp thời các ca bệnh khó.

Trước đây, công tác lưu trữ thông tin về bệnh nhân từ thời điểm làm thủ tục nhập viện đến khi xuất viện đều phải thực hiện trên giấy tờ, sổ sách. Việc này gây ra những bất cập như: lượng thông tin lưu trữ quá lớn, tìm kiếm khó khăn, đặc biệt việc chia sẻ thông tin giữa các khoa trong Bệnh viện hoặc giữa các bệnh viện với nhau hạn chế. 

Đến hết năm 2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí để thực hiện bệnh án điện tử, không dùng bệnh án giấy. Bệnh án điện tử cũng sẽ giúp bệnh nhân không phải tự lưu trữ tất cả các giấy tờ bệnh án, dễ dàng so sánh từng chỉ số xét nghiệm, kết quả khám sức khỏe tổng quát, định kỳ. 

Bà Lò Thị Lan, thôn Dày, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn chia sẻ: Tôi điều trị ung thư tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã 4 năm. Định kỳ 3 tháng, tôi lại kiểm tra, điều trị một đợt. Tuy nhiên, tôi cũng không phải tự lưu trữ bệnh án, mọi hồ sơ bệnh án của tôi đều đã được lưu trữ tại Bệnh viện nên rất thuận tiện. Bệnh viện cũng kết nối với bệnh viện tuyến trung ương để chẩn đoán chính xác bệnh nên tôi rất yên tâm điều trị tại tỉnh.  

Bệnh án điện tử lưu trữ thông tin bệnh nhân một cách chi tiết và có hệ thống. Điều này giúp các bác sĩ đưa ra kết quả chẩn đoán và phương thức điều trị chính xác cũng như hạn chế việc chỉ định các xét nghiệm không cần thiết; giảm thời gian thăm khám, hỗ trợ điều trị kịp thời cho người bệnh. 

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đã sử dụng 500 chữ ký số, chữ ký điện tử mỗi ngày. Đây cũng là một trong những điều kiện để bệnh án điện tử phát huy được giá trị. Nhờ đó, việc chuyển tài liệu, hồ sơ đã ký được tiện lợi, nhanh chóng thông qua mạng Internet mà không cần phải in ấn các văn bản, hồ sơ tài liệu như trước đây, giúp tiết kiệm chi phí hành chính. 


Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn áp dụng hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh y tế (RIS-PACS) trong chẩn đoán hình ảnh. Phần mềm được coi là một bước tiến đột phá của ngành y tế trong việc chẩn đoán bệnh, nhằm cung cấp khả năng truy xuất thông tin nhanh chóng và lưu trữ hình ảnh chính xác, giảm thiểu thời gian chờ đợi cho người bệnh. 

Theo đó, từ khi ứng dụng hệ thống phần mềm này tại Bệnh viện, người bệnh sau khi chụp Xquang hoặc CT scanner xong, toàn bộ hình ảnh động ngay lập tức được truyền tải tới màn hình của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bệnh nhân không cần ngồi chờ để lấy phim vừa chụp. Đồng thời, khi hình ảnh được gửi lên hệ thống PACS, kết quả được xử lý kịp thời, hỗ trợ các bác sĩ đưa ra kết luận chính xác hơn trong quá trình khám, chữa bệnh. 

Bác sĩ Nguyễn Thị Sáu Lục - Phó trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho hay: Tất cả hình ảnh được chuyển vào hệ thống giúp các bác sĩ chẩn đoán nhanh, chính xác, không phải chờ đợi, thuận tiện cho công tác chẩn đoán và điều trị. 

Cùng đó, hệ thống khám chữa bệnh từ xa Telemedicine đi vào hoạt động đã giúp Bệnh viện tham gia các buổi tư vấn hội chẩn khám chữa bệnh từ xa do các bệnh viện tuyến đầu như: Việt Đức, Bạch Mai… tổ chức hàng tuần. Đồng thời, kết nối tới các bệnh viện tuyến trên, tuyến dưới khi có nhu cầu tư vấn, hội chẩn các trường hợp cấp cứu, xử lý kịp thời các ca bệnh khó, các tình huống bệnh nguy kịch, giảm tỉ lệ chuyển tuyến. 

Theo thạc sĩ, bác sĩ Diêm Sơn - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần giúp Bệnh viện Đa khoa tỉnh đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giúp người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế tiện ích, thuận lợi hơn, chất lượng hơn. Ngoài các phần mềm mới được áp dụng tại Bệnh viện vẫn đang duy trì hiệu quả như: phần mềm quản lý Bệnh viện His Pro, phần mềm quản lý nhân sự, quản lý thiết bị vật tư y tế, văn phòng phẩm, quản lý chấm công, PC-Covid. 

Năm 2021, Bệnh viện đã khám chữa bệnh cho trên 130 nghìn lượt người bệnh, đạt 104% kế hoạch năm; tỷ lệ hài lòng của người bệnh nội trú đạt trên 98.58%; các chỉ số chất lượng chăm sóc người bệnh đều đạt mức cao 90 - 96%. 

Bệnh viện cũng đặt ra mục tiêu năm 2022 sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng tốt các phần mềm trong quản lý, khám chữa bệnh. Thực hiện ít nhất 10 kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, chuyên sâu để phát triển chuyên môn, đa dạng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, quyết tâm trở thành trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao khu vực Tây Bắc.
Minh Huyền

Tags Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái ngành y tế chuyển đổi số ứng dụng công nghệ thông tin khám chữa bệnh quản lý chấm công PC-Covid

Các tin khác
Bác sỹ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khám bệnh cho công nhân Công ty Cổ phần An Tiến.

Sáng 12/5, tại Công ty Cổ phần An Tiến (Khu công nghiệp phía nam) Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái phối hợp với Sở Y tế tổ chức Chương trình tư vấn, khám sức khỏe miễn phí cho trên 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần An Tiến.

Ảnh minh họa

Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp nên khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 90mm.

Lãnh đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh trao các suất học bổng cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Mười.

Vừa qua, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái tổ chức kiểm tra, giám sát Chương trình “Gói mì hạnh phúc” tại các xã Nậm Mười, Nậm Lành và trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn.

Đồng chí Nguyễn Chương Phát – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao kinh phí hỗ trợ 40 triệu đồng làm “Nhà mái ấm công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 11/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Yên Bái tổ chức Chương trình “Cảm ơn đoàn viên” và mít tinh hưởng ứng Tháng công nhân, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 với sự tham dự của lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, thành phố Yên Bái; một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cùng hơn 100 đoàn viên công đoàn cơ sở (CĐCS).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục