Qua phân tích, thống kê phổ điểm thi, kết quả tuyển sinh, kết quả học tập của sinh viên sau một năm của 4 khu vực tuyển sinh của thí sinh, Bộ GD&ĐT đã nhận ra một số bất hợp lý trong việc cộng điểm ưu tiên (ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng). Từ đó đưa ra hai căn cứ để giảm điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học bắt đầu thực hiện từ năm 2023.
|
Giảm điểm cộng ưu tiên tuyến tính sẽ đảm bảo sự công bằng hơn cho thí sinh
|
Hiện nay, trong tuyển sinh, thí sinh được chia thành 4 khu vực tuyển sinh: khu vực 1 (thí sinh được cộng điểm ưu tiên khu vực cao nhất 0,75 điểm); khu vực 2 (thí sinh được cộng 0,25 điểm); khu vực 2 nông thôn (thí sinh được cộng 0,5 điểm); khu vực 3 (thí sinh không được cộng điểm ưu tiên khu vực). Bên cạnh đó, thí sinh còn được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng.
Trong đó, nhóm đối tượng 1 được cộng 2 điểm; nhóm ưu tiên 2 được cộng 1 điểm. Những thí sinh ở khu vực 1 phần lớn được cộng điểm ưu tiên thuộc nhóm đối tượng 1. Như vậy, những thí sinh này được cộng tối đa 2,75 điểm khi xét tuyển đại học (ĐH).
Theo Bộ GD&ĐT, từ dữ liệu thống kê cho thấy, đối với phổ điểm thi tốt nghiệp THPT qua các năm (2020 - 2021), khi chưa cộng điểm ưu tiên, những thí sinh đạt điểm cao (khoảng từ 27 - 28 điểm trở lên), thí sinh khu vực 3 (thí sinh không được cộng điểm ưu tiên). Nhưng sau khi cộng điểm ưu tiên thì biểu đồ điểm lại có sự đảo ngược. Đối tượng được cộng điểm ưu tiên lại chiếm ưu thế, còn nhóm đối tượng thí sinh khu vực 3 lại trở thành thiểu số.
Đặc biệt, thí sinh ở khu vực 1 lại vượt trội hẳn lên so với các khu vực còn lại. Tuy số lượng thí sinh khu vực 1 không nhiều nhưng lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng điều này chưa hợp lý trong chính sách đảm bảo công bằng khi tuyển sinh. Vì qua phổ điểm cho thấy, khoảng cách giữa thí sinh khu vực 3 và khu vực 1 sau khi cộng điểm ưu tiên lên đến 0,5 điểm. Sự bất hợp lý này là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra một số tình huống có tính cực đoan, kiểu như điểm chuẩn 30.
Một dữ liệu khác mà Bộ GD&ĐT tham khảo để điều chỉnh quy định về mức điểm ưu tiên là phân tích kết quả của sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sau 1 năm trúng tuyển. Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, về nguyên tắc, sau 1 năm học, điều kiện học tập của các sinh viên là như nhau thì kết quả học tập sẽ được cân bằng trở lại. Sinh viên ở khu vực kém phát triển hơn, có điểm thi thấp hơn, thì sẽ vượt lên, đuổi kịp các sinh viên ở khu vực phát triển.
Nhưng trên thực tế, sau 1 năm những sinh viên điểm thi thấp (trong khi điểm xét tuyển cao hơn do được cộng điểm ưu tiên khu vực) thì vẫn có điểm học tập ở ĐH thấp hơn những sinh viên điểm thi cao hơn.
Với những thống kê này, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết dự kiến là từ mức điểm giỏi (điểm thi), thì điểm ưu tiên của thí sinh sẽ điều chỉnh theo hướng giảm tuyến tính (Bộ dự kiến từ mức điểm 23,5 điểm/tổ hợp trở lên).
(Theo TPO)
Hôm nay miền Bắc tiếp tục đón mưa rào và dông vào chiều tối và đêm, cục bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tại miền Trung, nắng nóng gia tăng và kéo dài nhiều ngày tới.
Xác định rõ chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu hiện nay để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và bắt kịp với nền tư pháp văn minh của thế giới; bám sát chủ trương, hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên, thời gian qua, Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Yên Bái đã tích cực triển khai CĐS trong công tác Tòa án.
Ngày 2/6, đại diện Đội Cảnh sát giao thông- Trật tự (CSGT-TT), Công an huyện Trấn Yên đã trao trả phương tiện là xe mô tô mang biển kiểm kiểm soát 19N1-020.74 cho chủ sở hữu hợp pháp là ông Nguyễn Xuân Hà, sinh năm 1966, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ sau... 6 năm bị mất.
Sáng 9/6, UBND thành phố Yên Bái khai mạc Hội diễn Nghệ thuật quần chúng người cao tuổi thành phố Yên Bái năm 2022.