Yên Bái tăng cường phòng, chống bệnh viêm gan vi rút

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/8/2022 | 7:52:27 AM

YênBái - Viêm gan vi rút là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, có thể dẫn đến tử vong do các biến chứng. Hiện nay, có 5 loại viêm gan vi rút (A, B, C, D và E). Trong đó, viêm gan virut B và C nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe con người nhiều nhất; khả năng nhiễm siêu vi B có thể lên đến 25%.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

>> Yên Bái chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2021, có khoảng 296 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính và 58 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính trên toàn cầu. Ước tính mỗi năm có 3 triệu ca nhiễm mới viêm gan B và viêm gan C. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,1 triệu trường hợp tử vong có liên quan đến bệnh viêm gan vi rút trong đó có 96% là do viêm gan B và viêm gan C. 

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và C cao, theo kết quả mô hình ước tính gánh nặng bệnh tật do vi rút viêm gan B và C được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện năm 2017, ước tính có khoảng 7,8 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính và khoảng gần 1 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính. Giám sát dịch tễ học huyết thanh vi rút viêm gan B và C trong nhóm người trưởng thành tại Việt Nam được thực hiện tại 32 tỉnh, thành phố năm 2018 - 2019 với cỡ mẫu 25.649 người. 

Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B ở nhóm người khỏe mạnh và phụ nữ có thai tỷ lệ từ 10 - 20%. Đây là yếu tố quan trọng gây nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ em qua lây truyền mẹ con trong quá trình chuyển dạ đẻ và là nguyên nhân chính gây viêm gan mạn tính ở trẻ em. 

Theo kết quả nghiên cứu, 90% số trẻ nhiễm vi rút viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có nguy cơ chuyển thành nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính. 

Năm 2021, Yên Bái có mắc 83 ca viêm gan vi rút B và C, số ca mắc đã giảm so với những năm trước đây. 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận 39 ca ở thành phố Yên Bái và các huyện: Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn. Các ca bệnh mắc rải rác tại cộng đồng, không có biến chứng nặng hoặc tử vong. 

Tuy nhiên, số liệu về bệnh viêm gan vi rút ở tỉnh theo hệ thống giám sát thường quy chỉ phản ánh được số bệnh nhân viêm gan do vi rút được điều trị tại các bệnh viện được báo cáo, không phản ánh thực tế được số trường hợp hiện mắc và đã từng mắc chiếm tỷ lệ phần lớn trong cộng đồng không kiểm soát, thống kê được.

Mặt khác, hầu hết các ca bệnh điều trị tại bệnh viện đều không phân loại được loại vi rút gây viêm gan. Có thể nói, nhiễm vi rút viêm gan, đặc biệt là vi rút viêm gan B và viêm gan C đang diễn biến một cách âm thầm nhưng là vấn đề lớn đối với sức khỏe người dân. 

Trong khi đó, hiện nay, tỉnh Yên Bái chưa có kế hoạch tổng thể và các giải pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống viêm gan vi rút. Do đó, xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh viêm gan vi rút giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là cần thiết để định hướng các hoạt động phòng, chống viêm gan vi rút tại địa phương, đồng thời là căn cứ để huy động nguồn lực với mục đích giảm lây truyền vi rút viêm gan và tăng tiếp cận của người dân với chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan, đặc biệt là viêm gan B và viêm gan C.

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phòng, chống viêm gan vi rút do nhận thức về việc dự phòng lây nhiễm viêm gan vi rút, trong đó, viêm gan B chưa được chú trọng, như: không tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm kém... làm gia tăng các yếu tố nguy cơ lây bệnh; công tác tuyên truyền về tiêm vắc-xin phòng viêm gan chưa được thường xuyên, đặc biệt là phối hợp tuyên truyền về tiêm vắc-xin viêm gan B trong quản lý thai nghén tại các trạm y tế; người bệnh không đến ngay các cơ sở y tế gây khó khăn cho công tác quản lý bệnh nhân và dự phòng cho cộng đồng. 

Để giảm thiểu lây truyền vi rút viêm gan, Giám đốc Sở Y tế Lê Thị Hồng Vân cho biết: "Ngành y tế đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe đến người dân; nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế; tăng cường các hoạt động dự phòng; huy động các nguồn lực triển khai thực hiện các chương trình. Ngành cũng đã đề nghị Cục Y tế Dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hỗ trợ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về phòng, chống viêm gan vi rút cho cán bộ làm công tác y tế dự phòng tại địa phương”.

Trần Minh

Tags Yên Bái bệnh viêm gan vi rút chẩn đoán Giám đốc Sở Y tế Lê Thị Hồng Vân

Các tin khác
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động huyện Lục Yên trao tặng nhà “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

4 năm qua, cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công đoàn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Lục Yên đã thực hiện, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Nghị quyết Đại hội Công đoàn huyện lần thứ IX, nhiệm kỳ 2017-2022 đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết công đoàn cấp trên.

Người dân thôn Khe Tiến, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên được nghe giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội truyền đạt về Luật Bình đẳng giới.

Sau hơn 3 năm triển khai Dự án “Quản lý cộng đồng và tăng cường nâng cao năng lực cho người dân tộc thiểu số (DTTS) Tày và Mông để cải thiện điều kiện sống” do tổ chức Đoàn kết Quốc tế (SODI) tài trợ, Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em (DWC) đã tổ chức nhiều buổi tập huấn tại các thôn của 2 xã Hồng Ca, Việt Hồng, huyện Trấn Yên.

Chiều 16/8, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn trẻ em tỉnh Yên Bái năm 2022 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”.

Quang cảnh hội nghị

Sáng 16/8, tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả" năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục