Yên Bái: Khắc phục những hạn chế trong công tác phòng cháy, chữa cháy

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/10/2022 | 7:29:10 AM

YênBái - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an tỉnh Yên Bái về tổng rà soát, kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn tỉnh, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đã xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện.

Lãnh đạo Công an tỉnh kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ.
Lãnh đạo Công an tỉnh kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ.

Đợt tổng kiểm tra lần này sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC&CNCH nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt xảy ra cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết người do nguyên nhân chủ quan. 

Chấm dứt ngay tình trạng cơ sở không đủ điều kiện an toàn về PCCC và CNCH, chưa được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC nhưng vẫn hoạt động, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự hoặc cơ sở không đủ điều kiện nhưng vẫn được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC. Kiểm tra, rà soát hồ sơ các công trình đã được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC. Kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót trong công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC để có biện pháp khắc phục. 

Đánh giá đúng thực trạng về PCCC&CNCH đối với cơ sở theo địa bàn; kiểm tra, xử lý 100% hành vi vi phạm về PCCC&CNCH, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động theo đúng quy định tại Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Bắt buộc các cơ sở phải khắc phục tất cả những tồn tại, vi phạm về PCCC&CNCH theo quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC tương ứng với thời điểm cơ sở đưa vào hoạt động, kiên quyết không để các cơ sở vi phạm về PCCC&CNCH, có nguy cơ cháy, nổ cao hoạt động. 

Làm tốt công tác tham mưu, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan quản lý, cơ quan, tổ chức, cơ sở và người dân trong công tác PCCC&CNCH tại địa bàn cơ sở; kết hợp tổng kiểm tra, rà soát với tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, kỹ năng của người dân về PCCC; kiện toàn, củng cố lực lượng tại chỗ làm công tác PCCC&CNCH tại khu dân cư, cơ sở đáp ứng phương châm "4 tại chỗ” bảo đảm thực chất, hiệu quả. 

Thượng tá Nguyễn Kim Oanh - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH cho biết: "Với mục đích, yêu cầu đặt ra, công tác rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC&CNCH sẽ được triển khai quyết liệt, toàn diện, bảo đảm khách quan và tuân thủ theo quy định của pháp luật; hạn chế ảnh hưởng tối đa đến hoạt động bình thường của các cơ quan, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh”. 

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Công an và ý kiến phát biểu kết luận Hội nghị triển khai đợt tổng rà soát, kiểm tra công tác PCCC&CNCH trên phạm vi toàn quốc ngày 11/10/2022 của Thiếu tướng Nguyễn Văn Long - Thứ trưởng Bộ Công an thì đợt tổng kiểm tra, rà soát lần này sẽ tập trung vào các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. 

Nội dung kiểm tra bao gồm: trách nhiệm về PCCC&CNCH của người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 5 Luật PCCC và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP. Điều kiện an toàn PCCC&CNCH đối với cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP, tập trung kiểm tra về: hồ sơ theo dõi quản lý về PCCC&CNCH của cơ sở; hồ sơ thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, việc duy trì các yêu cầu đường giao thông dành cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn PCCC và nguồn nước chữa cháy. 

Cùng đó là kiểm tra mặt bằng, công năng sử dụng; giải pháp ngăn cháy lan, giải pháp thoát nạn; trang bị và duy trì hoạt động của hệ thống, thiết bị PCCC&CNCH, các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan… theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với thời điểm cơ sở đưa vào hoạt động; quản lý, sử dụng hệ thống thiết bị điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa sinh nhiệt, hóa chất dễ cháy, nổ; hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành; các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn... 

Đối với loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, tập trung kiểm tra về đường, lối thoát nạn; chống tụ khói, ngăn cháy lan, nhất là việc sử dụng vật liệu trang trí nội thất, cách âm bảo đảm tính chịu lửa theo quy định; trang bị hệ thống chữa cháy, báo cháy tự động và kết nối liên động để tự động ngắt hệ thống điện của dàn âm thanh tại các phòng hát khi có tín hiệu báo cháy. 

Rà soát, kiến nghị khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC&CNCH, trong đó cụ thể, làm rõ các tồn tại, vi phạm trong quá trình đầu tư xây dựng dự án, công trình, hoạt động của cơ sở… 

"Đợt tổng rà soát, kiểm tra lần này phải được làm nghiêm túc, phải coi đây là cơ hội để khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác PCCC” - Thiếu tướng Nguyễn Văn Long yêu cầu tại Hội nghị triển khai tổng rà soát, kiểm tra công tác PCCC&CNCH toàn quốc.

Lê Phiên

Tags khắc phục hạn chế công tác phòng cháy chữa cháy

Các tin khác
Lãnh đạo Hội LHPN xã Tô Mậu tặng quà chị Vi Thị Dung - hội viên có hoàn cảnh khó khăn ở thôn Làng Mường.

Xác định học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tô Mậu, huyện Lục Yên đã có nhiều việc làm thiết thực, cụ thể, hiệu quả.Trong đó, nổi bật là Phong trào thi đua "Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”.

Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2022), ngày 19/10/2022, huyện Văn Yên tổ chức gặp mặt thân mật các đồng chí nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì và khai mạc Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 30 (khoá XII).

Sáng 19.10, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 30 (khoá XII) đã khai mạc dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Lấy chồng tảo hôn ở tuổi 15, mới 21 tuổi, Chị Lý A Di, bản Khau Thán, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn đã có 4 đứa con.

Đã từ lâu, câu chuyện tảo hôn, sinh nhiều con ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không còn là điều mới mẻ. Đây trở thành một thực tế khó thay đổi, với những quan niệm đã hằn sâu thành nếp của một bộ phận người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục