Dự án “Hỗ trợ nạn nhân mua bán người vượt qua đại dịch Covid-19”

Yên Bái: "Liều thuốc tinh thần" hỗ trợ nạn nhân mua bán người

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/10/2022 | 7:36:16 AM

YênBái - Với 21 sự kiện truyền thông nâng cao nhận thức về các dấu hiệu, hình thức mua bán người cũng như những kênh liên hệ hỗ trợ, Dự án “Hỗ trợ nạn nhân mua bán người vượt qua đại dịch Covid-19” tại Yên Bái ghi nhận đã tiếp cận 30.000 người tại 46/46 thôn, bản.

Hoạt động truyền thông tại huyện Trạm Tấu của Dự án.
Hoạt động truyền thông tại huyện Trạm Tấu của Dự án.

Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Công an từ năm 2015 đến năm 2020, lực lượng chức năng đã phát hiện gần 1.300 vụ, gần 1.700 đối tượng, lừa bán gần 3.000 nạn nhân.  

Qua thực tiễn đấu tranh với tội phạm mua bán người của lực lượng công an cho thấy, các đối tượng hình thành nhiều đường dây, băng nhóm tội phạm mua bán người hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia với phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. 

Nạn nhân hiện nay không chỉ là phụ nữ, trẻ em mà đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê… Nạn nhân chủ yếu bị bán sang các nước láng giềng của Việt Nam (chiếm khoảng 86%), còn lại là đưa sang các nước khác thông qua đường hàng không hoặc đường biển.

Trong bối cảnh đó, Tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam đã phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thực hiện Dự án "Hỗ trợ nạn nhân mua bán người vượt qua đại dịch Covid-19” với sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. 

Với mục tiêu giúp cộng đồng và chính quyền địa phương tỉnh Yên Bái ngăn chặn và ứng phó với sự gia tăng nạn mua bán người do Covid-19, Dự án được triển khai tại 2 huyện Mù Cang Chải (các xã: Lao Chải, Nậm Có, La Pán Tẩn) và Trạm Tấu (các xã: Xà Hồ, Bản Công, Hát Lừu) trong thời gian từ tháng 1/11/2021 tới 31/10/2022. 

Về nguyên nhân  khiến tình trạng mua bán người vẫn diễn biến phức tạp, bà Hoàng Phương Thúy - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nhận định: "Qua các nghiên cứu và thực tiễn rút ra từ hoạt động của Dự án "Hỗ trợ nạn nhân mua bán người vượt qua đại dịch Covid-19”, các thông tin ghi nhận chỉ ra rằng người dân địa phương trở nên dễ bị tổn thương hơn trước nạn mua bán người do ảnh hưởng từ những áp lực kinh tế, nhu cầu tìm kiếm việc làm và các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình và tảo hôn”. 

Với 21 sự kiện truyền thông nâng cao nhận thức về các dấu hiệu, hình thức mua bán người cũng như những kênh liên hệ hỗ trợ, Dự án ghi nhận đã tiếp cận 30.000 người tại 46/46 thôn, bản. Đồng thời, thông qua chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội, các thông điệp về phòng chống mua bán người cũng đã tác động được gần 19.800 người. 

Trong khuôn khổ Dự án, các hoạt động được thiết kế dựa trên các cân nhắc kỹ lưỡng về sang chấn tâm lý của nạn nhân bị mua bán và được triển khai theo phương pháp tiếp cận hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chấn, hướng tới hỗ trợ nạn nhân bị mua bán vượt qua tổn thương để được hàn gắn và phục hồi. 

Tính đến hết tháng 10, Dự án đã thực hiện hỗ trợ 20 nạn nhân mua bán người và người có trải nghiệm bị mua bán được xác định và đề xuất bởi các thành viên của nhóm phản ứng nhanh. Người nhận hỗ trợ được tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp tại địa phương và Dự án thông qua kết nối của thành viên nhóm phản ứng nhanh. 

Các dịch vụ hỗ trợ về pháp lý, y tế, sinh kế, sơ cứu tâm lý, giáo dục, nhu cầu thiết yếu được cung cấp theo đúng nhu cầu và đề xuất của nạn nhân mua bán người và người có trải nghiệm bị mua bán. Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau mà còn giúp họ xây dựng nền tảng cơ bản về việc làm và tài chính để nhanh chóng bắt kịp cuộc sống bình thường. 

"Tôi được tham gia lớp học chữ của Dự án. Tôi rất vui khi tham gia lớp học. Bây giờ, tôi đã có thể nghe hiểu mọi người nói chuyện bằng tiếng Kinh. Tuy tôi chưa thể nói rõ ràng nhưng tôi đã tự tin hơn khi sử dụng tiếng Kinh trong giao tiếp. Điều này sẽ hỗ trợ tôi trong công việc và cuộc sống hàng ngày” -  chị D ở Mù Cang Chải, một nạn nhân bị mua bán nhận hỗ trợ từ Dự án chia sẻ.

Thời gian tới, để Dự án phát huy hiệu quả, theo bà Giang Thị Thu Thủy  - Giám đốc điều hành Tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam, cần tiếp tục duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả làm việc của các nhóm phản ứng nhanh, các cán bộ phụ trách vấn đề này tại địa phương. Song song với đó, việc truyền thông nâng cao nhận thức người dân cũng vô cùng cấp thiết, cần được triển khai sâu rộng và lâu dài nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tới các dịch vụ hỗ trợ dành cho nạn nhân mua bán người. 
Thu Hạnh

Tags Dự án Hỗ trợ nạn nhân mua bán người đại dịch Covid-19 liều thuốc tinh thần hỗ trợ nạn nhân mua bán người Tổ chức Hagar Quốc tế Việt Nam

Các tin khác
Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân huyện Yên Bình trao đổi nghiệp vụ chuyên môn với cán bộ, kiểm sát viên trong đơn vị.

Thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm trên địa bàn huyện Yên Bình không phát sinh vụ việc nào nổi cộm, gây quan tâm dư luận. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện vẫn xảy ra tội phạm về ma túy; tội phạm về tham nhũng và chức vụ; tội phạm xâm phạm sở hữu; tội phạm về trật tự an toàn xã hội.

Quang cảnh buổi giao lưu.

Sáng 27/10, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Yên Bái phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Kiểm toán Khu vực VII đóng trên địa bàn tỉnh Yên Bái tổ chức Giao lưu tìm hiểu truyền thống Hội CCB.

Người dân An Dương (Hà Nội) bán đào Tết trên phố.

Người lao động nghỉ từ 31/12/2022 đến hết 2/1/2023, do Tết Dương lịch rơi vào Chủ nhật nên được nghỉ bù thứ Hai tuần kế tiếp.

Đại biểu Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu).

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) lo lương chưa tăng mà giá cả nhanh chân chạy trước và cho rằng tăng lương chỉ thực sự có giá trị khi thực hiện thành công biện pháp bình ổn giá cả thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục